BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Trình bày được tình hình các nước ĐNA sau thế kỉ XIV và PTGPDT ở khu vực này.
- Hiểu được vai trò của các GC (đặc biệt là TSDT và GCCN) trong cuộc ĐTGPDT.
- Trình bày được nét chính về cuộc ĐTGP tiêu biểu cuối XIX đầu XX ở các ĐNA.
2. Về kĩ năng:
- Biết sử dụng lược đồ ĐNA cuối XIX đầu XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực ĐNA thời kỳ này.
3. Về tư tưởng:
- Lên án chính sách bành trướng, xâm lược của CNTD.
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. GV: - Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các tài liệu về Inđônêxia, Lào, Philippin vào đầu thế kỉ XX, tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến bài học.
2. HS: SGK, vở ghi..
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu kết quả của CM Tân Hợi? Vì sao đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
3. Vào bài mới:
Cuối XIX đầu XX, Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan). Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là của Inđônêxia, Philippin, và ba nước Đông Dương diễn ra khá sôi nổi, cuối cùng thất bại. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của các PT ĐTGPDT, tìm hiểu bài “Các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” chúng ta sẽ rõ.
4. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV - HS |
KTCB |
||||||||||||||
Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân - Mục tiêu: tìm hiểu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á - Tại sao ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của CNTD? - Trong bối cảnh đó tình hình các nước ĐNA như thế nào? - Sử dụng lược đồ, trình bày quá trình xâm lược các nước ĐNA của thực dân phương Tây? Hoạt động 2: Cá nhân - Mục tiêu: tìm hiểu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia. - GV HD HS tìm hiểu hoàn cảnh của Campuchia giữa thế kỉ XIX, tìm hiểu về các phong trào đấu tranh tiêu biểu của Campuchia. Hoạt động 3: Cá nhân - Mục tiêu: tìm hiểu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào. - Dựa vào lược đồ, em hãy nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Lào? - Đặc điểm phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào, Campuchia? + Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. + Đối tượng, mục tiêu: chống pháp giành độc lập nhưng còn mang tính tự phát. + Các phong trào cuối cùng đều thất bại: do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, do pháp còn mạnh… + Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của 3 nước Đông Dương. Hoạt động 4: Tập thể - cá nhân - Mục tiêu: tìm hiểu vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực ĐNA không bị biến thành nô lệ. - GV sử dụng lược đồ ĐNÁ và giới thiệu đất nước Xiêm. - Hoàn cảnh Xiêm đến giữa thế kỉ XIX có gì nổi bật? Trong hoàn cảnh các nước phương Đông bj CNTB xâm lược, Xiêm đứng trước nguy cơ như thế nào? Trước nguy cơ đó Xiêm đã làm gì? - Nội dung cuộc cải cách của Rama IV, Rama V? - Tác dụng (ý nghĩa) của cải cách đã tiến hành? Hạn chế? |
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á - Nguyên nhân: + Các nước TB cần thị trường, nguyên liệu, nhân công. + ĐNA là khu vực rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng. + Giữa XIX, CĐPK ở ĐNA khủng hoảng, suy yếu => Các nước phương Tây xâm lược.
4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia - 1884, Campuchia trở thành thuộc địa Pháp. - Các phong trào tiêu biểu: + 1861 - 1892, cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Sivôtha => thất bại. + 1863 - 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo => thất bại. + 1866 - 1867, cuộc khởi nghĩa của Pucômbô => thất bại. 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào - 1893, Lào trở thành thuộc địa của Pháp. - Phong trào tiêu biểu: + 1901 - 1903, cuộc KN của Phacađuốc. + 1901 - 1937, cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Commađam chỉ huy. 6. Xiêm giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX * Hoàn cảnh: Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm nhập của dân phương Tây, Rama IV, Rama V tiến hành cải cách duy tân. * Nội dung: - Kinh tế: + Nông nghiệp: giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch. + Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng. - Chính trị: + Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây. + Đứng đầu nhà nước vẫn là vua. + Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Chính phủ có 12 bộ trưởng - Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây. - Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động. - Đối ngoại: + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: “ngoại giao cây tre” + Lợi dụng vị trí nước đệm. - Ý nghĩa: + Giúp Xiêm phát triển theo TBCN. + Thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, giữ được độc lập tương đối về chính trị. |
5. Củng cố, dặn dò:
- ĐNA là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế. Tuy nhiên cuối XIX đầu XX, CĐPK đang trên đà suy yếu. Vì vậy, các nước tư bản phương Tây đã lần lượt đánh chiếm các nước trong khu vực này, biến thành thuộc địa hay phụ thuộc.
- Nhân dân các nước Đông Nam Á đã tiến hành kháng chiến chống xâm lược và giành được nhiều thắng lợi đáng kể. Tuy cuối cùng vẫn thất bại nhưng nó thể hiện tinh thần dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực.
- HS học bài cũ, làm câu hỏi bài tập SGK, đọc trước bài mới.
6. Bài tập:
1. Để chống lại thực dân Anh, nhân dân Inđônêxia trong cuộ khởi nghĩa do Đi-pô-ên-gô-rô lãnh đạo đa thực hiện cách đánh nào?
A. Khởi nghĩa từng phần
B. Tổng khởi nghĩa
C. Chiến tranh du kích
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang
2. Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của phong kiến Xiêm
B. Pháp gây áp lực buộc vua Nôrôđôm chấp nhận quyền bảo hộ
C. Pháp buộc Nôrôđôm kí Hiệp ước 1884.
3. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia?
A. Hoàng thân Si-vô-tha B. A-cha Xoa C. Pu-côm-bô
4. Sự kiện nào dấu Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp cử đoàn thám hiểm xâm nhập vào
B. Gây sức ép với triều đình Luông Pha-băng
C. Đàm phán buộc Xiêm kí Hiệp ước 1893
D. Đưa quân vào Lào
5. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng.
Sự kiện |
Thời gian |
|
1. Khởi nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha |
a. 1866 - 1867 |
|
2. Khởi nghĩa A-cha Xoa |
b. 1861 - 1892 |
|
3. Khởi nghĩa Pu-côm-bô |
c. 1863 - 1866 |