Giải Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh sản vô tính ở thực vật lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài giảng Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 160 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 41.1 và: Cho ví dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bào tử. Nêu con đường phát tán của bào tử.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Trong hình thức sinh sản bằng bào tử, cơ thể mới phát triển từ bào tử, bào tử hình thành trong túi bào tử được sinh ra từ thể giao tử.

Trả lời: 

- Thí dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bằng bào tử như: rêu, dương xỉ.

- Con đường phát tán của bào tử là: gió, nước, động vật.

Trả lời câu hỏi 2 trang 160 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 41.2 và nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2) 

Trả lời:

Các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật là từ thân củ (củ khoai tây), thân rễ (cỏ tranh), lá (cây bỏng)…
 
Trả lời câu hỏi 3 trang 161 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 43 và trả lời các câu hỏi sau: Nêu các phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng) có và không có ở trên hình 43. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 3) 

Trả lời:

+ Các phương pháp nhân giống vô tính có ở trên hình 43 là: ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.

+ Các phương pháp nhân giống vô tính không có ở trên hình 43 là: chiết cành, giâm cành, giâm lá, trồng hom, trồng củ...

Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước, nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo.

Trả lời câu hỏi 4 trang 161 SGK Sinh học 11: Nêu những ưu điểm của chiết và giâm cành so với cây trồng mọc từ hạt.

Phương pháp giải: 

Chiết và giâm cành là 2 phương pháp nhân giống vô tính, cây con có một đoạn của cây mẹ

Cây trồng từ hạt phải bắt đầu từ giai đoạn nảy mầm tới mọc cây.

Trả lời: 

So với cây mọc từ hạt, cành chiết và cành giâm có những ưu điểm sau:

+ Nhân nhanh giống cây trồng.

+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.

+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.

Trả lời câu hỏi 5 trang 161 SGK Sinh học 11: Trình bày vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp. Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng.

+ Hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.

+ Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.

+ Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh

+ Phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật,

+ Giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao.

Câu hỏi và bài tập (trang 162 SGK Sinh học 11)
Bài 1 trang 162 SGK Sinh học 11: Sinh sản là gì?

Trả lời:

Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm cho sự phát triển liên tục của loài.
 
Bài 2 trang 162 SGK Sinh học 11: Sinh sản vô tính là gì?

Trả lời:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con giống nhau và giống cây mẹ.

Bài 3 trang 162 SGK Sinh học 11: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Trả lời:

Có 2 hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là:

- Sinh sản bào tử: cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được hình thành trong túi bào tử của thể bào tử.

- Sinh sản sinh dưỡng: cơ thể mới được hình thành và phát triển từ các phần sinh dưỡng của cơ thể mẹ (thân cành, thân củ, thân rễ, lá...).

Bài 4 trang 162 SGK Sinh học 11: Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính.

Trả lời:

Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính:

- Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.

- Cây con giữ được nguyên bản các tính trạng tốt của cây mẹ

- Giâm, chiết cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng ở một số cây ăn quả, giúp chúng có thể sớm tạo quả thay vì gieo trồng bằng hạt.

- Nuôi cấy mô tế bào còn giúp tạo giống cây trồng sạch bệnh, phục chế các giống bị thoái hóa.

Bài 5 trang 162 SGK Sinh học 11: Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:

A. Bằng lóng.

B. Thân rễ.

C. Đỉnh sinh trưởng.

D. Rễ phụ.

Phương pháp giải:

Cây tre có nhiều thân ngầm dưới mặt đất.

Trả lời: 

Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng thân rễ

Đáp án B.

Bài 6 trang 162 SGK Sinh học 11: Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng cách ghép, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để:

A. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

B. Cành ghép không bị rơi.

C. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.

D. Cả A, B, C

Phương pháp giải: 

Cành ghép khi ghép phải liền lại được với cây gốc để sau đó nhận được nước và các chất dinh dưỡng.

Trả lời: 

Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng cách ghép, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép để dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

Đáp án A đúng

Lý thuyết Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài

- Các hình thức sinh sản ở thực vật:

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 4)

3. Các phương pháp nhân giống vô tính thực vật

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

III. VAI TRÒ CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH

* Đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

* Đối với con người

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người

- Nhân nhanh giống cây trồng.

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩms

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.