Giải Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu

Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tuần hoàn máu lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 18: Tuần hoàn máu

Bài giảng Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 78 SGK Sinh học 11: Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2).

- Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn mở.

- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu. 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Trả lời:

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô → Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.

→ Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín → từ động mạch → qua mao mạch, tĩnh mạch → về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.

→ Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.

Trả lời câu hỏi 2 trang 79 SGK Sinh học 11: Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn (hình 18.3A).

- Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép (hình 18.3B).

- Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 2)

Trả lời:

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

 - Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

- Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hộ tuần hoàn kép so với hộ tuần hoàn đơn là:

+ Ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu từ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh, do vậy, máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.

+ Ở hệ tuần hoàn kép, sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

Câu hỏi và bài tập (trang 80 SGK SInh học 11)

Câu 1 trang 80 SGK Sinh học 11: Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì trong hoạt động tuần hoàn có một đoạn đường máu đi ra khỏi mạch máu tràn vào khoang cơ thể.
 
Câu 2 trang 80 SGK Sinh học 11: Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín là vì: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (máu từ tim vào động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch và về tim).

Câu 3 trang 80 SGK Sinh học 11: Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

□ A. Cá xương, chim, thú 

□ B. Lưỡng cư, thú 

□ C. Bò sát (trừ cá sấu), chim ,thú 

□ D. Lưỡng cư, bò sát, chim

Phương pháp giải:

Tim 2 hoặc 4 ngăn không có sự pha máu ở tim.

Trả lời:

Cá xương, chim, thú là nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

Đáp án đúng là A

Lý thuyết Bài 18. Tuần hoàn máu

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

+ Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào  

+ Mao mạch: Dẫn máu từ  động mạch với tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

2. Chức năng của hệ tuần hoàn

- Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động

- Đưa các chất thải đến thận, phổi, da để thải ra ngoài

→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Động vật đa bào kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể → có hệ tuần hoàn.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 9)

1. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 8)

Hình 1: Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở 

Bảng 1: So sánh đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 7)

Bảng 2: So sánh đặc  điểm của hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép 

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 3)

3. Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Ban đầu, các sinh vật chưa có hệ tuần hoàn, trong quá trình tiến hóa, hệ tuần hoàn mới xuất hiện.

+ Từ có hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.

+ Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.

+ Từ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn - cá) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều – lưỡng cư → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn - bò sát → tim bốn ngăn máu không pha trộn – chim, thú).