Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 35. Hoocmôn thực vật chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hoocmôn thực vật lớp 11.
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 35. Hoocmôn thực vật
Bài giảng Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 trang 139 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 35.1 và nêu ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây.
Phương pháp giải:
Auxin kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào
Trả lời:
- Quan sát hình 35.1 ta thấy, hạt là nguồn cung cấp auxin (AIA) cho quả phát triển.
+ Quả bị loại bỏ hạt và xử lí auxin (AIA) ngoại sinh có kích thước tương đương với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.
+ Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí auxin (AIA) có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.
→ Auxin kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào (tác động sinh lí ở mức tế bào) nhờ đó làm tăng kích thước của quả dâu tây (tác động sinh lí ở mức cơ thể).
Phương pháp giải:
Gibêrelin kích thích làm tăng số lần nguyên phân và sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào
Trả lời:
Quan sát hình 35.2 ta thấy cây ngô lùn được xử lí bằng gibêrelin có thân cây cao vượt trội so với cây ngô lùn đối chứng.
→ Gibêrelin kích thích làm tăng số lần nguyên phân và sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở thân cây ngô lùn làm cho nó cao lên nhanh chóng.
Phương pháp giải:
Xitôkinin gây ra sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già.
Trả lời:
Quan sát hình vẽ ta thấy:
- Nếu thêm xitôkinin cùng với auxin thì tế bào phân chia.
- Chỉ riêng xitôkinin thì mô không sinh trưởng. Tỉ lệ của xitôkinin với auxin có tác dụng điều hòa sự phân hóa tế bào.
+ Khi nồng độ của 2 hoocmôn này ở mức nào đó, khối tế bào tiếp tục sinh trưởng nhưng nó vẫn là một cụm tế bào không phân hóa gọi là mô sẹo.
+ Nếu mức xitôkinin nhỏ hơn nhiều so với auxin thì rễ hình thành.
→ Xitôkinin hoạt hóa sự phân hóa phát sinh chồi thêm trong nuôi cấy mô callus dựa vào tác động kích thích phân bào làm tăng số lượng tế bào.
Phương pháp giải:
Etilen có tác dụng thúc quả chín
Trả lời:
Người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả cà chua chín giải phóng êtilen kích thích tăng nhanh quá trình chín của các quả cà chua xanh được xếp chung với nó (quả chín).
Câu hỏi và bài tập (trang 142 SGK Sinh học 11)
Trả lời:
Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều hòa hoạt động sống của cây.
Các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật:
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác trong cây, hoocmôn thực vật được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
- Với nồng độ rất thấp nhưng gây những biến đổi rất lớn trong cơ thể.
- Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao.
Trả lời:
Có 2 nhóm hoocmôn thực vật:
* Nhóm kích thích sinh trưởng:
- Auxin (AIA): kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào; tham gia vào hướng động, ứng động; kích thích hạt nảy mầm; kích thích ra rễ phụ, phát triển chồi đỉnh và ức chế sự sinh trưởng của chồi bên.
- Gibêrelin (GA): tăng số lần nguyên phân, tăng sinh trưởng dãn dài tế bào; kích thích sự nảy mầm của chồi; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột; kích thích sinh trưởng tăng chiều cao thân.
- Xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già hóa của cơ thể; kích thích nảy chồi nách trong nuôi cấy mô thực vật khi kết hợp với auxin.
* Nhóm ức chế sinh trưởng:
- Êtilen: thúc quả nhanh chín, gây rụng lá.
- Axit abxixic (AAB): kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt và chồi cây; ảnh hưởng sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.
Phương pháp giải:
Dựa vào tác dụng của các hoocmôn điều hòa sinh trưởng
Trả lời:
2 biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hooc môn thực vật là:
+ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật: sử dụng AIA, GA, xitôkinin với tỷ lệ phù hợp để nhân giống thực vật nhanh chóng.
+ Tạo quả không hạt: sử dụng GA.
+ Kích thích hạt nảy mầm, kích thích ra rễ ở cây con: AIA, GA.
+ Làm quả chín nhanh (đặt xen lẫn các quả chín ít với các quả chín nhiều sẽ làm nhanh quá trình chín của quả): êtilen, đất đèn…
Phương pháp giải:
Các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo tuy có vai trò với sự sinh trưởng của thực vật nhưng cũng nguy hại với động vật.
Trả lời:
Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Vì các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, chúng sẽ được tích lũy lại trong nông phẩm gây độc hại cho người và gia súc ăn phải.
Lý thuyết Bài 35. Hoocmôn thực vật
I. KHÁI NIỆM HOOCMÔN
- Hoocmôn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
- Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Dựa vào tác động sinh lí của hooc môn đối với quá trình sinh trưởng của thực vật người ta chia hooc môn thực vật làm hai nhóm
- Nhóm kích thích sinh trưởng: Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
- Nhóm ức chế sinh trưởng: Êtilen, Axit abxixic
II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH
Hình 1. Tác động của Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
III. HOOCMÔN ỨC CHẾ
1. Êtilen.
- Êtilen được sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín.
Hầu như mọi tế bào thực vật đều có khả năng tổng hợp AAB và AAB đã được phát hiện có mặt trong tất cả các mô sống, có nhiều ở tế bào khí khổng.
- Êtilen điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính, ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang, tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và lông hút.
2. Axit abxixic (ABA/AAB)
- ABA được sinh ra ở trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già.
- ABA kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ.
- Vai trò sinh lí của êtilen: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
IV. TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT
- Tương quan của hoocmôn kích thích so với hoocmôn ức chế sinh trưởng: Ví dụ tương quan giữa AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, trong hạt nảy mầm GA cao cực đại và AAB thấp, trong hạt khô, GA thấp còn AAB cao.
- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Ví dụ: Tương quan giữa Auxin/Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô sẹo. Nếu Auxin/Xitôkinin < 1→kích thích tạo chồi, nếu Auxin/Xitôkinin > 1 → kích thích ra rễ.
Hình 2. Tương quan giữa các hoocmôn kích thích trong tạo mô callus