Giải Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo)

Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo) lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo)

Bài giảng Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 155 SGK Sinh học 11: Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

Trả lời:

- Cá rô phi Việt Nam chết ở dưới 5,6°C và trên 42°C, sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở 30°C.

- Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc.

- Thức ăn thiếu prôtêin động vật gầy yếu, chậm lớn và dễ mắc bệnh.

- Phơi nắng lúc sáng sớm kích thích tổng hợp vitamin D ở dưới da.

Trả lời câu hỏi 2 trang 155 SGK Sinh học 11: - Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?

- Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?

 Trả lời:

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được có thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.

+ Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

+ Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.

- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

Trả lời câu hỏi 3 trang 156 SGK Sinh học 11: - Hãy tìm một ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.

- Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.

 Trả lời:

- Thí dụ:

+ Lai lợn ỉ với lợn ngoại tạo giống ỉ lai tăng năng suất thuần (40kg), ỉ lai (100kg).

+ Lai giữa khoai tây trồng với khoai tây dại tạo được 20 giống mới có giá trị, có sức đề kháng cao, năng suât cao.

+ Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

- Kết hợp các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:

+ Có chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi trong các giai đoạn khác nhau.

+ Sử dụng hoocmôn sinh trưởng bằng cách tiêm hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.

+ Cải tạo môi trường sống đầy đủ các yếu tố như lượng O2, CO2, nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao.

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ấm về mùa đông và mát về mùa hè, tắm nắng cho gia súc non để động vật không bị mắc bệnh, không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt.

Câu hỏi và bài tập (trang 157 SGK SInh học 11)

Bài 1 trang 157 SGK Sinh học 11: Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

Phương pháp giải:

- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.

Trả lời: 

Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố di truyền và hoocmôn, giới tính.

+ Yếu tố di truyền: Quyết định một phần tốc độ và giới hạn sinh trưởng phát triển ở động vật.

+ Các hoocmôn: quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường ở từng giai đoạn của cơ thể động vật.

VD các hoocmôn:

    • Hoocmôn sinh trưởng

    • Tirôxin (ở người)

    • Ơstrôsgen và testosterôn (hoocmôn giới tính ở người)

    • Ơcđixơn và juvenin (ở côn trùng)

Bài 2 trang 157 SGK Sinh học 11: Nêu một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Trả lời:

Một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...

- Thức ăn: có ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Ví dụ, thiếu prôtêin động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.

- Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

- Ánh sáng: Phơi nắng vào mùa lạnh giúp động vật tăng nhiệt độ cơ thể, Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D tham gia quá trình hình thành xương.
 
Bài 3 trang 157 SGK Sinh học 11: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ?

Phương pháp giải:

Gia súc là động vật hằng nhiệt.

Trả lời: 

Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.

Bài 4 trang 157 SGK Sinh học 11: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
 
Phương pháp giải:

Do nhân tố của nhiệt độ

Trả lời: 

Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển.

Lý thuyết Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp)

I. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI

1. Thức ăn

Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.

Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật. Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.

2. Nhiệt độ

Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều sẽ làm chậm sinh trưởng.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Hình 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi

Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.

+ Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,.. Khi nhiệt độ môi trường là 16-180C thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.

+ Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú.

3. Ánh sáng

+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.

+ Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm  mất nhiệt

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi

1. Cải tạo giống:

Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

2. Cải thiện môi trường:

Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…).

- Biện pháp:

+ Có các chế độ ăn thích hợp với động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau (khi mang thai, con non, ...)

+ Chuẩn bị chuồng trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tắm cho động vật để động vật không mắc bệnh và không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt khi trời nóng.

+ Tiêm phòng các bệnh thường gặp cho vật nuôi.

3. Cải thiện chất lượng dân số

Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…)

Áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

Bảo vệ môi trường, hạn chế làm ô nhiễm môi trường.

Chống lạm dụng các chất kích thích, ma túy, rượu bia, thuốc lá,...