Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Câu 1
Sự việc trong đoạn trích diễn ra ở đâu?
A. Chốn huyện nha
B. Nhà Thị Hến
C. Nhà Trùm Sò
D. Nhà Đề Hầu
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Bởi vì địa điểm có được đoạn trích nhắc đến “ Bắt tới chốn huyện nha”.
Câu 2
Thành ngữ "cú nói có, vọ nói không" trong lời của Huyện Trìa có nghĩa là gì?
A. Lời khai của Trùm Sò mâu thuẫn, không trung thực
B. Lời trình của Đề Hầu mâu thuẫn với lời khai của Trùm Sò và Thị Hến
C. Lời Khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thỏa đáng
D. Lời khai của Hến với Đề Hầu và Huyện Trìa không thống nhất
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Vì giữa hai người này quan chưa biết xử sao, những lời khai thì chưa rõ ràng nên chưa phân định được, cần nhờ đến thầy Đề viết lại cho đúng.
Câu 3
Dòng nào phát biểu đúng về nhân vật Thị Hến trong văn bản?
A. Bị Trùm Sò hống hách, ỷ thế phú gia vu oan tội tàng trữ đồ ăn trộm, bắt giải quan
B. Chăm chỉ lao động, không làm việc gì bất chính
C. Khai báo trung thực, đầy đủ
D. Lợi dụng thói háo sắc của Huyện Trìa và Đề Hầu để tìm cách thoát tội
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Thị Hến đã dùng những lời nói ngon ngọt để thoát tội: “Như việc ấy nhờ ơn trên phân giải/ Thời duyên kia đành phận thiếp vương mang/ Xin ngài hãy thương/ Vốn tôi ưng dạ.”
Câu 4
Dòng nào thể hiện nhận xét đúng về việc xử kiện của Huyện Trìa và Đề Hầu trong văn bản?
A. Đổi trắng thay đen
B. Con kiến mà kiện củ khoai
C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy
D. Có tiền mua tiênn cũng được
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Nhờ lời ăn nói ngọt của Thị Hến Huyện Trìa đã xử cho Hến thắng, thay đổi hết những lời khai.
Câu 5
Văn bản Xử kiện có gì giống với các văn bản khác trong bài 3?
A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian
B. Đều thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ
C. Đều thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ
D. Đều thể hiện tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm trên và ôn lại bài 3
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Bởi văn bản Thị Mầu lên chùa, Măc mưu Thị Hến, Xúy Vân giả dại đều là những tác phẩm sân khâu dân gian.
Câu 6
Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên là gì?
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích là việc phân xử công lí dựa trên sắc đẹp, lời ăn nói ngọt ngào của Thị Hến rót mật vào tai Huyện Trìa. Tình huống này đã tố cáo và phản ánh lên thói hư tật xấu của thời xưa, vì sắc dục mà mờ đi lí trí, công bằng công lí.
Câu 7
Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện.
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền, đáng lẽ là người cầm cân nảy mực thì phải công bằng nhưng ông quan huyện lại chọn sắc dục chứ không quan tâm đến bằng chứng. Đoạn trích Xử kiện đã tạo nên tiếng cười sảng khoái bởi sự mâu thuẫn và tình huống giữa các nhân vật tạo ra, tiếng cười không chỉ là tiếng cười tự nhiên mà còn là tiếng cười phê phán, lên án, châm biếng.
Câu 8
Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện ở văn bản Xử kiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc và tìm hiểu tác phẩm, ôn lại nhưng kiến thức về thể loại tuồng.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của kịch tuồng được thể hiện qua văn bản Xử kiện là những thủ pháp gây cười như kết cục bất ngờ, lối chơi chữ. Tình huống truyện hết sức bất ngờ, trái ngược hoàn goàn so với dự đoán là Trùm Sò sẽ thắng nhưng cuối cùng lại về tay Hến.
Câu 9
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm, xác định mục tiêu và yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
Trích đoạn Xử Kiện trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến nói về cuộc xử kiện của một vịa quan đứng đầu một huyện. Huyện Trìa đã đưa ra bản án cho vợ chồng Trùm Sò, tội hống hách ỷ phú gia để ăn hiếp quả phụ thân cô và xử phạt theo pháp công “ Cứ lấy đúng pháp công / Tội cả chồng lẫn vợ”. Có thế thấy quan huyện xử phạt theo bản năng của người đàn ông về sắc dục chứ không phải vì tham lam tiền bạc, bản án theo đúng những gì đề ra, không thêm không bớt tội nhưng lại không công bằng Thị Hến thì được tha còn Trùm sò vừa bị phạt vừa không lấy lại được của cải đã mất.