Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Định hướng

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Văn bản bàn về vấn đề gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

- Chú ý vấn đề chính được nói đến trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản bàn về vấn đề: Nguyễn Trãi luôn coi mình là trí thức và đã có những đóng góp vẻ vang của người trí thức vào sự nghiệp của dân tộc anh hùng.

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Xác định luận đề và luận điểm của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

- Đánh dấu luận đề và luận điểm của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Xác định luận đề và luận điểm của văn bản: Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức.

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

- Đánh dấu các lí lẽ và bằng chứng.

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ:

+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ chỉ lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất còn nhỏ nhặt của cuộc sống?

+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ không ra khỏi cái vỏ ốc của thân phận mình, không thấy được lẽ sống của nhân loại, không xác định được trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân?

- Bằng chứng:

+ Khi Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người trí thức anh hùng trước sự tàn bạo của quân thù và nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản tham khảo.

Lời giải chi tiết:

- Thao tác giải thích: Đau khổ của người trí thức chính là ….

- Thao tác phân tích: Phân tích Nguyễn Trãi suốt đời suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân

- Thao tác bác bỏ: Khắc hẳn với những nhà nho đương thời mà một bộ phận đã theo giặc, một bộ phận khác đi với các vua Hậu Trần, Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi….

Câu 5 (trang 107, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản tham khảo.

- Đánh dấu các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa: Lê Lợi – người anh hùng áo vải Lam Sơn không thuộc dòng họ vua chúa nhưng có khả năng tập hợp quảng đại nhân dân để giải phóng đất nước. Nguyễn Trãi đã đi theo Lê Lợi đánh giặc.

+ Hiểu biết về Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi tình nguyện suốt đời trung thành dưới cờ của Lê Lợi

Thực hành viết

Quan niệm của em về lòng yêu nước.

Phương pháp giải:

- Xác định yêu cầu của đề (Xem lại mục Định hướng ở trên).

- Tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có)

Lời giải chi tiết:

Bài viết chi tiết

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:

Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.