Câu 1
Từ những nội dung được thể hiện trong văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, xác định mục đích của tác giả khi viết bài văn nghị luận; chỉ ra sự phù hợp giữa nhan đề và nội dung của bài viết.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý giữa nhan đề và nội dung của bài viết.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của tác giả: Ca ngợi vẻ đẹp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
- Nhan đề và nội dung của bài viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nhằm làm rõ mục đích của tác giả đó là ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Câu 2
Xác định quan điểm (luận đề), các luận điểm mà tác giả đã nêu lên trong bài nghị luận. Phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đánh dấu những quan điểm, luận điểm được tác giả sử dụng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Quan điểm (luận đề): Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn.
- Các luận điểm được tác giả nêu lên trong bài:
+ Nguyễn Trãi, người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “bình Ngô”.
+ Nguyễn Trãi là một người yêu nước, mạnh mẽ, thiết tha, tâm hồn khí phách.
+ Đồng thời, Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta.
+ Nguyễn Trãi là một nhà chính trị có tầm mắt cao xa, rộng lớn, nhà ngoại giao khôn khéo.
+ Thơ của Nguyễn Trãi trong sáng và đầy sức sống.
=> Giữa quan điểm (luận đề) và các luận điểm được tác giả đưa ra trong bài luôn có sự thống nhất chặt chẽ, mạch lạc với nhau; đều hướng đến đối tượng chính của bài là Nguyễn Trãi và làm nổi bật những vẻ đẹp về con người, sự nghiệp văn thơ của ông.
Câu 3
Tác giả đã vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, xã hội như thế nào khi bàn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đánh dấu những chi tiết nói về bối cảnh lịch sử, xã hội.
Lời giải chi tiết:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Từ hoàn cảnh lịch sử, xã hội ấy, tác giả làm nổi bật cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Đồng thời, giúp người đọc thấy được sự náo loạn của xã hội đối lập hoàn toàn với vẻ đẹp liêm khiết nhưng số phận cũng đầy khổ đau của Nguyễn Trãi.
Câu 4
Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của việc tác giả đã vận dụng thơ văn Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nhiều luận điểm của mình trong phần 2 và 3 của văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2, 3.
- Chú ý cách tác giả vận dụng thơ văn Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nhiều luận điểm của mình trong phần 2 và 3 của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Phần 2:
Tác giả đã trích dẫn, vận dụng những câu thuộc hai tác phẩm của Nguyễn Trãi là Đại cáo bình Ngô và Dư địa chí để nói về hoài bão lớn lao của Nguyễn Trãi dành cho nhân dân và nói về cuốn sách mang giá trị về mặt địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ.
- Phần 3:
+ Những câu trong bài Đại cáo bình Ngô
+ Một vài câu thơ Nôm.
Câu 5
Sau khi đọc bài viết của Phạm Văn Đồng và từ những tư liệu tìm kiếm được, em hãy bổ sung thêm thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi (Lưu ý: Các tài liệu đều phải có nguồn rõ ràng)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Tìm kiếm những tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".
+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
Câu 7
Bài viết của Phạm Văn Đồng đã giúp em hiểu được gì về cuộc đời và thơ của người Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, về vị trí, đóng góp của ông cho lịch sử văn hóa dân tộc? Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên bài học mà em rút ra được từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Xem lai kiến thức về Nguyễn Trãi
- Liên hệ với bản thân và thực tế để rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".
+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
- Nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Phản ánh chân dung Nguyễn Trãi với vẻ đẹp kết hợp giữa vĩ nhân và con người đời thường.
+ Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam.
=> Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người: vừa lớn lao, cao cả, vừa rất đỗi thân thương, gần gũi.
- Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước:
+ Dùng hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc gây dựng đất nước.
+ Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn, nhưng khi được trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp nước.
- Những đóng góp về văn hóa Nguyễn Trãi: giúp Lê Lợi mở kì thi, lựa chọn nhân tài cho đất nước. Ông có những kế hoạch mới mẻ về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành các quy chế về lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở, …
- Đoạn văn:
Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ - chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm. Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”.