Câu 1
Hãy nêu những sự kiện chính trong văn bản Kiêu binh nổi loạn và cho biết mâu thuẫn ở đây là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Chú ý đến nhân vật, sự kiện và tình huống để phân tích tìm ra mâu thuẫn.
Lời giải chi tiết:
Những sự kiện chính trong văn bản là:
- Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.
- Vũ Bằng là người dẫn đầu chủ mưu và giao cho hắn đánh trống để thúc giục ba quân.
- Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình.
- Đám khiêu binh nổi loạn xông thẳng vào phủ và giết chết Quận Huy cùng với đó là Đốt phủ của Quận Huy
- Lập Trịnh Tông làm vua, Trịnh Cán bị phế truất.
Mâu thuẫn ở đây là: Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám khiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận.
Câu 2
Những chi tiết miêu tả hành động của đám khiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Tìm những chi tiết miêu tả hành động của kiêu binh
- Rút ra nhận xét của bản thân một cách khách quan.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết miêu tả hành động của đám khiêu binh:
- Khi đến lúc họp, đám khiêu binh đều hội họp, không ai là không hăng hái nhưng vẫn sợ Quận Huy.
- Nghe thấy tiếng trống thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào phủ.
- Khi cửa đóng không vào được thì chúng reo hò, quát tháo long trời lở đất.
- Khi Quận Châu ra đàm phán nhưng bọn chúng không nghe mà còn thét lên ra oan: “Nếu cậu không mở cửa ra, thì chúng tôi sẽ trèo tường mà vào, thì xác cậu sẽ nát như cám!”.
- Vào phủ thấy thấy Quận Huy cưỡi voi và đe dọa thì bọn chúng vốn sợ lại càng run sợ hơn, chúng ngồi rụp xuống nghe lệnh, không dám lên tiếng, không dám xông tới. Nhưng về sau bọn chúng lại nhao nhao đứng dậy tấn công, càng đánh càng hăng kéo nhau tới bao quanh chân voi, dùng câu liêm kéo cổ Quận Huy xuống rồi đánh túi bụi và giết chết hắn ngay tại chỗ.
- Em trai Quận Huy cũng bị khiêu binh quát đứng lại, dùng gạch đá đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân.
- Anh em Quận Huy đều chết, bọn chúng vỗ tay, vui sướng hò reo như sấm. Nhưng nỗi uất hận vẫn chưa hả, bọn chúng cùng nhau kéo đến xin Chúa cho phá dinh cơ của Quận Huy.
Nhận xét về những hành động của đám khiêu binh:
Lúc đầu cả đám run sợ về khí thế Quận Huy nhưng càng về sau bọn chúng vùng lên chiến đầu, sẵn sàng hi sinh để đòi lại công bằng, để vượt qua áp bức bóc lột để trở thành người làm chủ tình thế. Bọn chúng như nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, xuất phát từ lòng căm phẫn, kinh bỉ nên đã khiêu binh nổi loạn và hành động ấy với mục đích như để trả thù, rửa hận.
Có thể lúc đầu do thói quen của sự phục tùng, nghe lệnh nhưng chỉ trong giây lát sự căm phẫn nổi lên bọn chúng cùng nhau hợp lại để tấn công đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể.
Những hành động của đám khiêu binh còn cho ta thấy được sự suy tàn, thối nát của chế độ cầm quyền, sự sụp đổ của một vương triều bất lực ngồi nhìn đám lính tự phát nổi lên làm chủ.
Câu 3
Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Tìm ra chi tiết bằng cách phân tính bối cảnh, tình huống và diễn biến.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết, hình ảnh cho thấy sự bất lực và thất bại của phe phái Quận Huy:
- Không đề phòng, thiếu mưu lược.
- Quận Châu lúc đầu theo Huy đứng trong cửa định lên giọng đe quân lính. Kiêu binh mới đe một câu liền mở cửa ngay.
- Quận Huy cưỡi voi định giương cung ra bắn nhưng bị đứt dây, vớ súng nạp đạn nhưng mồi lửa lại không cháy.
- Quân lính lôi viên quản tượng xuống đất chém
- Quân Huy lao xuống đánh khiến vài người bị thương nhưng cuối cùng lại bị quân lính dùng câu liêm móc vào cổ kéo xuông đánh túi bụi và giết chết.
- Em ruột Quận Huy vội vàng chạy vào phủ đường nhưng đến chùa Báo Thiên thì cũng bị quân lính đánh cho vỡ đầu và ném xác xuống hồ Thủy Quân.
- Kiêu binh đã giết hết anh em quận Huy rồi, Châu còn phất cờ đuôi báo và khua chiêng thu quân.
- Chúa thì chạy trốn, đói bụng khóc nheo nhéo phải dọa bị bắt mới không khóc nữa.
Câu 4
Cảnh Trịnh Tông lên ngôi có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Chú ý đến chi tiết về hoàn cảnh, sự kiên và diễn biến khi Trịnh Tông lên ngôi vua.
- So sánh khách quan để nhận ra điểm đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
Dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên, rồi tám người kề vai khiêng.
Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào. Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao quy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa... nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ.
Câu 5
Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ các tác phẩm
- Chú ý đến cách diễn đạt, thái độ của người kể chuyện
- Đánh giá khách quan
Lời giải chi tiết:
Một số đánh giá, bình luận của người kể chuyện:
- Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò.
- Quân lính vốn sợ Quận Huy, thấy hắn cưỡi voi, lại càng khiếp đảm, đều ngồi sụp xuống nghe lệnh, không ai dám lên tiếng, cũng không dám xông tới.
- Anh em Quận Huy chết rồi, quân lính vui mừng reo hò như sấm.
Theo em quan niệm và thái độ của người kể chuyện đáng tin cậy vì người kể chuyện là sẽ là người mang điểm nhìn bên trong là nhân vật ngay trong câu chuyện, cũng có thể đây chính là người chứng kiến hoặc người tham gia giấu mặt trong câu chuyện. Chính người kể chuyện cũng cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn về các tình tiết, hành động, thái độ, tình cảm. Những nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi đều là những nhân vật có thật vậy nên người kể chuyện không thể bịa đặt, hay là áp đặt suy nghĩ cá nhân vào những đánh giá, bình luận.
Câu 6
Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.” (Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn em suy nghĩ gì về ý kiến này?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìn hiểu kĩ tác phẩm
- Liên hệ với các tài liệu liên quan đến yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc Kiêu binh nổi loạn em thấy đồng tình với ý kiến của Lê Quý Đôn bởi một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của...