Đâu là chính sách nổi bật của nhà Lý- Trần trong xây dựng quân đội?
Thời Lý- Trần thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. Chính sách này vừa đảm bảo sẵn sàng khi có chiến tranh vừa phát triển kinh tế nông nghiệp.
Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta là
Ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)
Nhà Tống khi chuẩn bị tiến hành xâm lược Đại Việt với mục tiêu chính là
Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn chống chất. Do đó, nhà Tống muốn lấy chiến tranh bên ngoài lãnh thổ để ổn định tình hình trong nước “nếu thắng thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ phải kiêng nể”.
Người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long dùng nhiều loại đá khác nhau để làm ra những công cụ nào?
Ban đầu, người Sơn Vi chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối làm rìu, nhưng đến thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long, họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày.
Năm 1075 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với nền giáo dục thời Lý?
Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.
Nội dung nào chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta?
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.
Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt mang tên là
Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt là Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu và những người cộng sự thời nhà Trần biên soạn
Công cụ sản xuất bằng đá thời Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) có đặc điểm gì nổi bật?
Trong một số di chỉ như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum) có niên đại cách ngày nay 4000 – 3000 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng loạt công cụ: những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.
Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, hàng năm vào mùa xuân, các vua Lý thường có hành động gì?
Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền
Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?
Vua Hùng lên ngôi đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ)
Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã:
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân.
- Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam những nghệ thuật độc đáo như tiên phát chế nhân, công tâm
=> Loại trừ đáp án: D
Xã hội thời Văn Lang chia thành những tầng lớp nào
Thời Văn Lang xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do và nô tì. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các tầng lớp này chưa sâu sắc.
Việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long có điểm gì mới?
Trước đó, con người mới biết ghè đẽo những hòn cuội, đá dùng để chặt đập. Trong khi đó, thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long con người đã biết đến kĩ thuật mài đá, số công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều. Đây cùng chính là điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long.
Cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên của nhà Trần thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên bao gồm:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, … với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
=> Loại trừ đáp án: C
Đâu không phải nội dung thể hiện sự tiến bộ của công cụ sản xuất thời kì Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) so với thời kì trước đó?
Sự cải tiến của công cụ sản xuất thời kì Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) so với thời kì trước đó bao gồm nhiều loại hình công cụ:
- Đá: rìu, bôn đá mài nhẵn, cân xứng. Số công cụ bằng xương, sừng cũng nhiều hơn.
- Gốm: bình, vại, đĩa, cốc, in hoa văn.
Hội nghị nào thể hiện tinh thần đoàn kết giữa triều đình và nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 (1285)?
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị thể hiện sự đoàn kết giữa triều đình và nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 (1285). Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những bô lão có uy tín về Thăng Long để bàn kế hoạch đánh giặc. Khi được nhà vua hỏi nên đánh hay hàng, các bô lão đều đồng thanh hô vang “đánh”
Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung có gì khác biệt so với làm một công cụ đá?
Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung có nhiều điểm khác so với việc làm một công cụ đá:
- Công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người hơn:
+ Một số công đoạn đúc đồng: làm khuôn - lọc quặng - nấu quặng - đổ khuôn.
+ Làm một bình đất nung: tìm đất sét - nhào nặn – nung dưới nhiệt độ cao.
- Làm một công cụ bằng đá nhẹ nhàng hơn, chỉ đòi hỏi sức lao động của một người: tìm đá - ghè đẽo hoặc mài.
Nhận xét nào dưới đây không đúng về các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII?
Trong thế kỉ XI-XIII, nhân dân Đại Việt đều phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm đến từ phương Bắc, đều có tiềm lực mạnh hơn nhưng vẫn cùng một phương thức sản xuất phong kiến và đều mang theo tư tưởng bành trướng Đại Hán
Nguyên nhân nào không dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
Các nhân tố đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang bao gồm:
* Cơ sở kinh tế:
- Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sử dụng công cụ đồng và bắt đầu có công cụ sắt.
- Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm.
- Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công.
* Cơ sở xã hội:
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
=> Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những yêu cầu đó.
=> Loại trừ đáp án: D
Bài thơ "Nam Quốc sơn hà" được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là một biểu hiện của nghệ thuật quân sự gì?
Bài thơ Nam Quốc sơn hà được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là một biểu hiện của nghệ thuật công tâm. Vì
- Được ra đời trong bối cảnh cuộc chiến tranh đang ở giai đoạn cầm cự, tinh thần của cả 2 bên đang giảm sút
- Nội dung bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt và sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược => cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt và khiến cho kẻ thù hoang mang, lung lay ý chí xâm lược