Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ…..(I)…. khác nhau về một cặp….(II)….. tương phản thì con lai ở F1 đều…..(III)….. về tính trạng của bô hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ…..(IV)……
I, II, III, IV lần lượt là:
Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì con lai ở F1 đều đồng loạt giống nhau về tính trạng của bô hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ 75% trội:25% lặn
Xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở đời F2 của định luật phân li là:
Quy luật phân ly: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
P: AA × aa
F1: Aa
F1 × F1: Aa × Aa
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 trội : 1 lặn
Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình trội : lặn là:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo ti lệ 3 trội : 1 lặn.
Theo Menden các tính trạng được xác định bởi các…….
Theo Menden các tính trạng được xác định bởi các nhân tố di truyền.
Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định:
Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật.
Phát biểu nào sau đây là đúng về quy luật phân li ?
Quy luật phân ly: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
Theo Menđen, cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng:
Theo Menđen, cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng phân li đồng đều về mỗi giao tử trong quá trình phát sinh giao tử.
Nội dung cơ bản về thuyết giao tử thuần khiết của Menđen là :
Nội dung cơ bản về thuyết giao tử thuần khiết của Menđen là : Trong cơ thể lai, các nhân tố di truyền không có sự pha trộn mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở thế hệ P
Trong trường hợp trội hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
F2 sẽ phân li tỉ lệ kiểu hình 3: 1
Khi cho hai cây cà chua thuần chủng: quả đỏ x quả vàng. F1 thu được toàn quả đỏ. Cho F1 tự thụ phân thì F2 thu được:
F2 sẽ phân li tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ :1 quả vàng
Kiểu gen là gì?
Kiểu gen là tổ hợp các gen trong tế bào cơ thể hay chính là nguồn gen vốn có của cơ thể
Kiểu gen dưới đây tạo ra một loại giao tử là:
AA → giao tử A
aa → giao tử a
Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:
Kiểu gen thuần chủng là AA và aa.
Cơ thể mang 1 cặp gen gồm hai alen giống nhau là:
Cơ thể mang 1 cặp gen hai alen giống nhau là thể đồng hợp
Cho biết cây đậu Hà lan A: thân cao; a: thân thấp. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình cho thân cao là:
Kiểu gen biểu hiện kiểu hình cho thân cao là: AA và Aa
Thể đồng hợp là cá thể mang cặp gen gồm:
Thể đồng hợp là cá thể mang cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau: VD: AA, bb; aa
Đem lai giữa các cây quả dài và cây quả ngắn, đời F1 xuất hiện toàn cây quả dài. Biết tính trạng do 1 gen quy định. Kiểu gen của 2 cây ở P là:
Đời F1 toàn quả dài → P thuần chủng, quả dài là trội hoàn toàn so với quả ngắn
Quy ước: A- quả dài; a – quả ngắn
Ta có kiểu gen của P: AA (dài) × aa (ngắn) → F1: 100%Aa (quả dài)
Đem lai giữa các cây quả dài và cây quả ngắn, đời F1 xuất hiện toàn cây quả dài. Biết tính trạng do 1 gen quy định. Kiểu gen của 2 cây ở P là:
Đời F1 toàn quả dài → P thuần chủng, quả dài là trội hoàn toàn so với quả ngắn
Quy ước: A- quả dài; a – quả ngắn
Ta có kiểu gen của P: AA (dài) × aa (ngắn) → F1: 100%Aa (quả dài)
Phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ đồng hợp lặn ở F1:
Phép lai làm xuất hiện tỉ lệ đồng hợp lặn ở F1 là: aa x aa