Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại.
Nhận xét nào sau đây là đúng về hiện tượng thoái hóa giống?
Thoái hoá giống: thế hệ con sinh ra có sức sống giảm sút, năng suất thấp.
Ở một quần thể ngô, thế hệ xuất phát (P) cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 100%. Nếu cho P tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, cây có kiểu gen đồng hợp ở đời F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → tỷ lệ đồng hợp: 50%
Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì
Tự thụ phấn và giao phối gần dẫn tới thoái hoá giống vì tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái là giao phối ?
Đây là giao phối gần xảy ra ở các sinh vật gần gũi về mặt di truyền.
Hiện tượng giao phối gần không dẫn đến kết quả nào dưới đây
Giao phối gần sẽ làm tăng tỷ lệ đồng hợp giảm tỷ lệ dị hợp
Quần thể xuất phát có cấu trúc 100%Aa sau n thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen AA là
Quần thể xuất phát có cấu trúc 100%Aa sau n thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ dị hợp là (1/2)n
Còn lại là tỷ lệ của AA và aa, 2 kiểu gen này có tỷ lệ: \(\frac{{1 - 1/{2^n}}}{2}\).
Quần thể ban đầu có : 31AA : 11aa. Sau 5 thế hệ tự phối liên tục thì tỉ lệ các kiểu gen như thế nào ?
Sau 5 thế hệ thì kiểu gen của quần thể vẫn là 31 AA : 11 aa
Quần thể ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen : 0,1 AA : 0.8 Aa : 0.1 aa. Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như thế nào ?
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn quần thể có cấu trúc: 0,45 AA + 0,1 Aa + 0,45 aa = 1.
Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết không có vai trò nào sau đây
Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết không có vai trò làm cho con lai có tính chống chịu tốt hơn.
Số trường hợp nào sau đây được coi là giao phối cận huyết ?
1. giao phối giữa những con vật cùng bố mẹ
2. giao phối giữa bố, mẹ với con cháu
3. Giao phối giữa các cá thể cùng bầy đàn
4. giao phối giữa những cá thể có cùng nhóm máu
Các trường hợp là giao phối cận huyết là 1,2.
Giao phối gần là trường hợp giao phối giữa các cá thể:
Giao phối gần là trường hợp giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần nhau.
Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để
Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.
Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần ?
Kết quả C không phải của hiện tượng giao phối gần, giao phối gần hình thành các dòng thuần khác nhau về kiểu gen.
Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần thường dẫn đến thoái hoá giống ?
Khi các cơ thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì đồng hợp lặn có hại xuất hiện và tăng dần nên kiểu hình có hại được biểu hiện.
Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng
hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là:
Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ thể dị hợp còn lại ở F3 là: 100% × (1/2)3 = 12,5%
→ tỷ lệ đồng hợp: 87,5%
Biểu hiện của thoái hoá giống là:
Biểu hiện của thoái hoá giống là con lai có sức sống kém dần.
Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hoá giống:
Biểu hiện không phải của thoái hoá giống là khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường.
Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
Tự thụ phấn là khi phấn hoa từ cùng một cây rơi vào đầu nhụy (đối với thực vật có hoa) hoặc vào noãn (đối với thực vật hạt trần) của chính cây đó.
Giao phối cận huyết là:
Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng.