Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?
Chim và thú là động vật hằng nhiệt: Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.
Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:
Các động vật ở vùng lạnh có lông dày và dài giúp giữ ấm cơ thể.
Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào gồm toàn cây ưa ẩm ?
Các cây ưa ẩm là: Cây cói, cây thài lài, cây rau muống.
Nhóm sinh vật nào là nhóm sinh vật hằng nhiệt:
Các sinh vật hằng nhiệt gồm chim và thú: Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng.
Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
Các sinh vật hằng nhiệt gồm chim và thú: Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.
Thú ở vùng lạnh có đặc điểm:
Thú ở vùng lạnh có lông màu sáng, kích thước cơ thể lớn.
VD: gấu bắc cực.
Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở:
Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ vì chúng là động vật biến nhiệt nên cần tìm chỗ tránh rét.
Các động vật sống ở vùng lạnh có điểm nào khác biệt so với các động vật sống ở vùng nóng?
Các động vật ở vùng lạnh có kích thước cơ thể lớn, làm tỷ lệ S/V nhỏ, mất nhiệt ít hơn.(so với các cá thể cùng loài hoặc loài gần nhau).
VD: Gấu bắc cực có kích thước cơ thể lớn.
Những sinh vật có nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được gọi là sinh vật biến nhiệt ?
Những sinh vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường là sinh vật biến nhiệt.
Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật hằng nhiệt ?
ĐV thuộc lớp Chim và Thú là động vật hằng nhiệt
Các động vật thuộc nhóm ĐV biến nhiệt là cá sấu, ếch đồng, giun đất.
Động vật nào sau đây có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường ?
Cá sấu là động vật biến nhiệt.
Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến?
Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật.
Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào?
Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở 20oC- 30oC.
Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
Để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, bề mặt lá có tầng cutin dầy.
Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng:
Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc
Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng:
Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh
Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo:
Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày.
Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày → Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là:
- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.