Những đại dương mà Châu Âu không tiếp giáp là:
Châu Âu tiếp giáp với hai đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
Không tiếp giáp với hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do:
Độ muối của nước biển và đại dương là do: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.
“Diện tích đại dương ở bán cầu Bắc nhiều hơn bán cầu Nam”. Đúng hay sai?
Quan sát hình 1, ta thấy nửa cầu Nam diện tích đại dương. Cụ thể, ở bán cầu Bắc diện tích đại dương chiếm 60,6%; ở bán cầu Nam, đại dương chiếm 81,0% diện tích.
Do vậy, nhận định “Diện tích đại dương ở bán cầu Bắc nhiều hơn bán cầu Nam” là Sai.
Tại sao biển Ban-tích có độ muối rất thấp?
Biển Ban-tich có độ muối 10-15‰ (rất thấp) do biển Ban-tích là một vùng biển kín và có nguồn nước sông đổ ra biển rất phong phú.
Đại dương nhỏ nhất thế giới là?
Diện tích của các đại dương:
- Thái Bình Dương: 178,7triệu km2
- Đại Tây Dương: 91,6 triệu km2
- Ấn Độ Dương: 76,2 triệu km2
- Bắc Băng Dương: 14,8 triệu km2 (Nhỏ nhất thế giới).
Nguyên nhân sinh ra sóng thần là do:
Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương. Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.
Vùng biển phía đông nước ta có tên gọi là:
Nằm ở phía đông Việt Nam là Biển Đông.
Châu Á tiếp giáp với ...... đại dương.
Châu Á tiếp giáp với ba đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta được UNESCO công nhận là:
Ở nước ta, vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Biển Đông của Việt Nam là một bộ phận của đại dương nào?
Biển Đông của Việt Nam là một bộ phận của Thái Bình Dương.
Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?
Châu Nam Cực tiếp giáp với ba đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Không tiếp giáp với Bắc Băng Dương.
Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông
Trên thế giới có ba đại dương lớn
Ấn Độ Dương tiếp giáp với châu Mĩ
Các đại dương nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam
Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông
Trên thế giới có ba đại dương lớn
Ấn Độ Dương tiếp giáp với châu Mĩ
Các đại dương nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam
- Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, các đại dương nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông.
- Có bốn đại dương chính là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
- Ấn Độ Dương tiếp giáp với châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Không tiếp giáp với châu Mĩ.
Diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2, diện tích đại dương thế giới là 361,3 triệu km2. Vậy đại dương thế giới chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt Trái Đất?
Ta có:
- Diện tích đại dương thế giới là: 361,3 triệu km2
- Diện tích bề mặt Trái Đất là: 510 triệu km2.
Đại dương thế giới chiếm số % diện tích bề mặt Trái Đất là:
361,3 |
x 100 |
= 70,8 (%) |
510 |
Độ muối trung bình của nước đại dương là:
Độ muối trung bình của nước đại dương là: 0,035%
Cho nhận định: “Thái Bình Dương là đại dương sâu và rộng nhất thế giới”. Đúng hay sai?
- Thái Bình Dương có diện tích là 178,7 triệu km2 (chiếm 49,5%) diện tích đại dương thế giới.
Đây là đại dương có diện tích lớn nhất thế giới.
- Thái Bình Dương có độ sâu trung bình là: 4280m, độ sâu tối đa lên tới 10911m. Là độ sâu lớn nhất thế giới.
Đáp án: Đúng
Nước ở biển và đại dương có vị gì?
Nước ở biển và đại dương có vị mặn.
Đơn vị đo độ muối của biển là?
Đơn vị tính độ muối: o/oo (phần nghìn).
Nhân tố nào không ảnh hưởng đến nhiệt độ tầng nước mặt trên biển và đại dương?
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ trên biển:
+ Vĩ độ: càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần
+ Mùa: mùa hạ ấm hơn, mùa đông lạnh hơn.
+ Biến đổi khí hậu
Lượng mưa không ảnh hưởng đến nhiệt độ trên biển.
Nguyên nhân chính khiến chúng ta không dùng nước biển làm nước uống là?
Chúng ta không dùng nước biển làm nước uống, vì hàm lượng muối trong nước biển quá cao. Đa phần nước biển trên thế giới có hàm lượng muối từ 30 - 35o/oo (tức trong 1kg nước biển có 35g muối).
Nếu uống quá nhiều nước biển, dần dần, lượng muối trong cơ thể ngày càng tăng, vượt đến ngưỡng ngộ độc, quá tải cho sự hoạt động của thận, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong nhanh chóng.
Những loại dòng biển có trên các biển và đại dương là:
Căn cứ vào nhiệt độ của nước trong dòng biển so với nhiệt độ nước biển xung quanh, chia thành 2 loại là dòng biển nóng và dòng biển lạnh.