• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
1 đáp án
14 lượt xem

Đọc đoạn văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng việc đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. (Chu Quang Tiểm, Bàn về đọc sách) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Nội dung chính của đoạn trích? Câu 2: Từ học vấn trong đoạn văn trên được dùng với nghĩa nào? Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên và chỉ ra đó là gì? Câu 3: Em có đồng ý với quan niệm của tác giả: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại hay không? Vì sao? Câu 4: Theo anh/chị tại sao tác giả cho rằng: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại” Giúp em vs mn ơi!!! Hứa vote 5*

2 đáp án
12 lượt xem

Bài 5 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng a. Cặp quan hệ từ nào dưới đây cho biết điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến. A. vì....nên                        B nhờ....nên                          C. do....nên                 D. tại....nên b. Câu ghép nào dưới đây thể hiện mối quan hệ nguyên nhân-kết quả A. Không những Nam học giỏi mà cậu ấy còn hát hay. B. Nhờ trời mưa mà cây cối bỗng tươi tốt hẳn lên. C. Tuy nhà nghèo nhưng cô Lan vẫn cố gắng cho các con ăn học đầy đủ. D. Nếu tôi chăm chỉ hơn thì tôi đã làm được bài kiểm tra. c. Cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu ghép “.......... không khí lạnh tràn về .......... đàn gà mới nở đứng co ro góc vườn và lũ vịt con hấp tấp tìm nơi tránh gió.” là: A. tuy....nhưng                 B giá mà....thì                             C. nếu...thì                  D. vì....nên d. Trong đoạn văn dưới đây có mấy câu ghép? “Mây bay cuồn cuộn như ngựa phi, gió đánh ào ào như sắp có cơn dông, đất đổ xuống rầm rầm như mưa trút. Tiếng đàn, tiếng sáo như nước chảy, mây bay”. A. 1 câu                            B 2 câu                     C. 3 câu                  D. Không có câu nào

2 đáp án
14 lượt xem

Bàn tay yêu thương Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ- lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. Câu 1: ( 0,5 điểm) Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2: ( 0,5 điểm) Cô bé Đắc-gờ- lớt có hoàn cảnh như thế nào ? Câu 3: (0,5 điểm) Tìm trong đoạn văn thứ hai của văn bản : 01 từ ghép và 01 từ láy ? Câu 4: (0,75 điểm) Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? Câu 5 : (0,75 điểm) Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”? Câu 6 : (1,0 điểm) “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

2 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
17 lượt xem