• Lớp 9
  • Vật Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
23 lượt xem

Câu 1. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ. Câu 2. Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật. Câu 3. Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự. C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự. Câu 4. Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. Câu 5. Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật. Bài 2: Đặt vật AB cao 6mm trước thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm. Dựng ảnh A’B’ của AB, xác định vị trí và độ lớn của ảnh trong các trường hợp sau: a. Thấu kính là hội tụ. b. Thấu kính là phân kì. Bài 3: Đặt vật AB cao 6mm trước thấu kính có tiêu cự f = 8 cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 12 cm. Dựng ảnh A’B’ của AB, xác định vị trí và độ lớn, đặc điểm của ảnh trong các trường hợp sau: a. Thấu kính là hội tụ. b. Thấu kính là phân kì.

2 đáp án
123 lượt xem

Nhiệt năng của một vật là A: tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B: tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C: động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. D: thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. 29 Một vật chuyển động, trong thời gian t đi được quãng đường có chiều dài S. Độ lớn vận tốc của vật được tính bằng công thức A: v = t/S B: v = 1/ S.t C: v = S.t D: v = S/t 30 Một dây dẫn mắc lần lượt vào hai hiệu điện thế U1 và U2 thì cường độ dòng điện qua dây dẫn tương ứng là I1 =I và I2 =2I. Tỉ số các hiệu điện thế U1 : U2 bằng A: 4. B: 1:4. C: 1:2. D: 2. 31 Trong số các loại đèn sau đây, đèn nào phát ra ánh sáng đơn sắc khi hoạt động? A: Đèn pha ô tô. B: Đèn laze. C: Đèn pin. D: Đèn ống thông dụng. 32 Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc là vì lớp nhũ trắng A: phản xạ kém và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới. B: phản xạ tốt và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới. C: phản xạ kém và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới. D: phản xạ tốt và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới. 33 Trường hợp nào dưới đây lực vừa gây ra biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động? A: Một vật đang rơi từ trên cao xuống. B: Chiếc vợt đập vào quả bóng ten nít. C: Dùng tay kéo dãn lò xo xoắn. D: Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. 34 Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên một vật nổi tỉ lệ thuận với A: thể tích chất lỏng. B: thể tích toàn bộ vật. C: thể tích phần chìm của vật. D: thể tích phần nổi của vật. 35 Một đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp R1 = 30Ω, R2 = 20Ω. Mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế U = 120 V thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch bằng A: 4 A. B: 2,4 A. C: 4,2 A. D: 6 A. 36 Một đoạn mạch gồm hai điện trở 300 Ω và 600 Ω mắc song song, điện trở tương đương của đoạn mạch bằng A: 900 Ω. B: 300 Ω. C: 200 Ω. D: 250 Ω. 37 Một người chuyển động trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường còn lại dài l,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường có giá trị là A: 1,25 m/s. B: 0,75 m/s. C: 1,5 m/s. D: 0,5 m/s. 38 Dùng một kính lúp có tiêu cực f để quan sát vật nhỏ AB cách thấu kính một đoạn là d, thu được ảnh A’B’ là ảnh ảo. Mối quan hệ giữa f và d là A: 2f > d > f. B: d > 2f. C: d > f D: f > d. 39 Một người đứng cách cột điện 40 m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trong màng lưới mắt sẽ cao A: 6 mm. B: 8 mm. C: 4 mm. D: 2 mm. 40 Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây không đúng? A: Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo xa thấu kính hơn vật, thấu kính phân kì cho ảnh ảo gần thấu kính hơn vật. B: Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ luôn cùng chiều với vật. C: Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật, tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật. D: Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ luôn nằm trong khoảng tiêu cự.

2 đáp án
25 lượt xem

Trong trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A: Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường. B: Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó. C: Liên tục cho một cực của nam châm lại gần hoặc ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín. D: Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang. 18 Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ A: giảm 6 lần. B: tăng 6 lần. C: giảm 3 lần. D: tăng 3 lần. 19 Hai dây dẫn được làm từ cùng một chất liệu và có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S, dây thứ hai có tiết diện 1,5S. Tỉ số điện trở của dây dẫn thứ nhất và của dây dẫn thứ hai là R1 :R2 bằng A: 2:3 B: 4:9 C: 3:2 D: 9:4 20 Mắt của bạn Phương có khoảng cực cận là 10 cm, khoảng cực viễn là 50 cm. Nếu không đeo kính, bạn Phương thấy rõ vật cách mắt A: lớn hơn 10 cm hoặc nhỏ hơn 50 cm. B: nhỏ hơn 10 cm. C: lớn hơn 50 cm. D: nhỏ hơn 10 cm và lớn hơn 50 cm. 21 Chọn phát biểu đúng dưới đây. A: Mắt tốt không điều tiết khi quan sát vật ở rất xa. B: Khi không điều tiết, tiêu cự thể thủy tinh của mắt nhỏ nhất. C: Mắt tốt điều tiết tối đa khi quan sát các vật ở rất xa. D: Khi điều tiết tối đa, tiêu cự thể thủy tinh của mắt lớn nhất. 22 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm và cách thấu kính một khoảng d = 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có đặc điểm là A: ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm. B: ảnh ảo, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 10 cm. C: ảnh thật, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 10 cm. D: ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm. 23 Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, mặt phẳng tới là A: mặt phẳng chứa tia tới và mặt phân cách. B: mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. C: mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D: mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới. 24 Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A: Thấu kính phân kì có tiêu cự 125 cm. B: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 125 cm. C: Thấu kính phân kì có tiêu cự 12,5 cm. D: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 12,5 cm. 25 Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi A: tiêu cự của thể thủy tinh để thu được ảnh rõ nét. B: khoảng cách từ màng lưới đến thể giác mạc. C: đường kính của con ngươi. D: khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh. 26 Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của A: dòng điện một chiều không đổi. B: dòng điện xoay chiều. C: dòng điện xoay chiều và cả một chiều không đổi. D: dòng điện không đổi. các bạn viết đáp án theo thứ tự nhé VD: 1c

2 đáp án
19 lượt xem