• Lớp 8
  • Vật Lý
  • Mới nhất

I. Lý thuyết 1. Chuyển động cơ học - Một số dạng chuyển động thường gặp 2. Vận tốc - Vận tốc là gì? Độ lớn vận tốc được xác định như thế nào? Độ lớn vận tốc cho biết gì? - Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc VD: 108 km/h = ...m/s 10 m/s = …. Km/h 3. Chuyển động đều – chuyển động không đều - Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? - Công thức tính vận tốc trung bình? 4. Biểu diễn lực - Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực 5. Sự cân bằng lực – Quán tính - Tại sao mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được? Giải thích một số hiện tượng liên quan đến quán tính. 6. Lực ma sát - Khi nào có ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ? - Trong trường hợp nào ma sát có lợi, có hại? Cách làm tăng ma sát và giảm ma sát trong đời sống kĩ thuật 7. Áp suất - Áp lực là gì? - Công thức tính áp suất ? Đơn vị các đại lượng trong công thức. 8. Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau - Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng ? Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến áp suất chất lỏng - Công thức tính áp suất chất lỏng? Đơn vị các đại lượng trong công thức. 9. Áp suất khí quyển - Sự tồn tại của áp suất khí quyển - Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến áp suất khí quyển 10. Lực đẩy Ác-si-mét - Thế nào là lực đẩy Ác-si-mét ? Phương, chiều, độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét - Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét ? Đơn vị các đại lượng trong công thức. 11. Sự nổi - Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng 12. Công cơ học - Khi nào có công cơ học - Công thức tính công ? Đơn vị các đại lượng trong công thức. II. Bài tập 1. Công thức tính vận tốc : v = S/t 2. Công thức tính vận tốc trung bình : vtb = S/t 3. Công thức tính áp suất : p = F/S 4. Công thức tính áp suất chất lỏng : p = d.h 5. Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét : FA = d.V 6. Công thức tính công A= F.S Bài 1: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 1,8km, trong thời gian 20 phút. Vận tốc của học sinh đó là: Bài 2: Một ô tô đi với vận tốc 55 km/h, trong thời gian 90 phút ô tô đi được quãng đường là bao nhiêu km? Bài 3: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 30 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. Bài 4: Một người chạy xe đạp quãng đường thứ nhất dài 4km trong thời gian 0,5h. Sau đó chạy tiếp quãng đường thứ hai dài 1500m hết 15 phút. Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường và trên vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường ? Bài 5: Một vật tác dụng lên nền nhà một áp lực F = 500N, diện tích tiếp xúc với mặt sàn là S = 2,5m2. Tính áp suất của vật đó tác dụng lên mặt sàn ? Bài 6: Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình? Bài 7: Một bình hình trụ cao 1,5m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3. Tính áp suất của nước tác dụng lên cách đáy bình 0,7m? Bài 8: Một miếng gỗ có thể tích 5dm3 được nhúng chìm trong nước có trọng lượng riêng 10000N/m3. Tính lực đẩy Ac-si-mét của nước tác dụng lên miếng gỗ. Bài 9: Một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng nhôm có cùng thể tích là 1,2m3 được nhúng chìm vào nước. Tính độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu bằng sắt và so sánh với lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu bằng nhôm? Biết dnước = 10000N/m3 VD: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? A. Thỏi nhôm B. Thỏi thép C. Bằng nhau D. Cả hai không có chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét. Bài 10: Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực?

1 đáp án
18 lượt xem

Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào 1 nhiệt lượng kế chứa m2 == 0,28kg nước ở nhiệt độ t2 = 20độC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 80độC. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là c1 = 400J/kgK D1 = 8900kg/m3, c2 = 4200J/kgK, D2 = 1000 kg/m3; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3 . 10^6 J/kg.Bỏ qua sự tđ nhiệt với nlk và với môi trường. 1. Xđ nđ ban đầu t1 của đồng. 2 Sau đó, người ta thả thêm 1 miếng đồng khối lựng m3 cx nđ t1 và nlk thì khi lập lại CBN, mực nc trong nlk vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. XĐ kl miếng đồng m3. Giúp em gấp với ạ!!!!Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào 1 nhiệt lượng kế chứa m2 == 0,28kg nước ở nhiệt độ t2 = 20độC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 80độC. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là c1 = 400J/kgK D1 = 8900kg/m3, c2 = 4200J/kgK, D2 = 1000 kg/m3; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3 . 10^6 J/kg.Bỏ qua sự tđ nhiệt với nlk và với môi trường. 1. Xđ nđ ban đầu t1 của đồng. 2 Sau đó, người ta thả thêm 1 miếng đồng khối lựng m3 cx nđ t1 và nlk thì khi lập lại CBN, mực nc trong nlk vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. XĐ kl miếng đồng m3. Giúp em gấp với ạ!!!!

1 đáp án
26 lượt xem