• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm “Tôi đi học”? a) Tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. b) Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. c) Tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc…đối với những em bé lần đầu tiên đến trường. d) Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. 2. Chỉ ra chủ đề của văn bản ‘Tôi đi học”? a) Nhan đề của văn bản. b) Quan hệ giữa các phần của văn bản. c) Các từ ngữ, câu then chốt của văn bản. d) Cả ba yếu tố trên. 3. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”? a) Chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng. b) Chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. c) Chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ. d) Chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. 4. Những câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả các trạng thái tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ của mình? “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì các ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” (Trong lòng mẹ) a) Nhân hóa c) So sánh b) Ẩn dụ d) Tương phản 5. Nhận định nào sau đây đúng nhất nội dung chính đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? a) Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. b) Chỉ ra nỗi khổ cực của người nông dân bị áp bức. c) Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. d) Gồm cả ba nội dung trên 6. Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? a) Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ. b) Tình thương chồng co vô bờ bến. c) Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng. d) Ý thức được sự “cùng đường” của mình. 7. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? a) Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay. b) Vì chị Dậu là người nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. c) Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp. d) Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến. 8. Ý nào nói lên đúng nội dung truyện ngắn “Lão Hạc”? a) Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người. b) Phẩm chất cao quý của người nông dân. c) Số phận đau thương của người nông dân. d) Cả ba ý kiến trên đều đúng. 9. Nhận định nào nói đúng về ý nghĩa cái chết của lão Hạc? a) Là bằng chứng cảm động về tình mẫu tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần. b) Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khống cùng. c) Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân. d) Cả ba ý kiến trên đều đúng. 10. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về một trong những nhân vật ở các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 8 ( “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”)

1 đáp án
18 lượt xem

Bài 2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một chàng trai trẻ xin làm giúp việc cho một nông trại. Khi người chủ hỏi anh có thể làm được gì, anh nói: - Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão. Câu trả lời hơi khó hiểu này làm cho người chủ nông trại bối rối. Nhưng vì có cảm tình với chàng trai trẻ nên ông thu nhận anh ta. Một vài ngày sau, người chủ và vợ ông ta tỉnh giấc giữa đêm vì một cơn lốc lớn. Họ vội kiểm tra mọi thứ trong nhà thì thấy các cánh cửa đã được đóng kĩ, nông cụ đã được cất gọn gàng trong kho, máy cày đã được cho vào nhà xe và chuồng gia súc đã được khóa cẩn thận. Ngay cả những con vật cũng no nê và tỏ ra không hề sợ hãi. Mọi thứ đều an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành. Giờ thì người chủ đã hiểu lời của chàng trai trước kia: “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão”... (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu (theo cấu tạo ngữ pháp) của câu sau: “Mọi thứ đều an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành”. 3. Theo em, vì sao mọi thứ trong trang trại vẫn an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành trong cơn lốc lớn? 4. Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Mọi người giúp mình gấp câu này với?

2 đáp án
90 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem