Bài 1. Đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và trả lời câu hỏi: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng, vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học (ghi rõ tên tác giả). 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 3. Bài thơ đã nói lên khá đầy đủ cảnh sinh hoạt giản dị mà thanh cao của Bác. Hãy tìm các chi tiết đó trong bài thơ và nhận xét về thái độ của Bác. 4. Câu thơ thứ 2 có hai cách hiểu: a. Dù phải ăn uống kham khổ nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. b. Những thức ăn đạm bạc như cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng sẵn có. Theo em, cách hiểu nào hợp lí hơn? Tại sao? 5. Trong câu thơ cuối, Hồ Chí Minh viết: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Em hiểu như thế nào về cái sang mà Bác nhắc đến trong bài thơ? 6. Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh?

2 câu trả lời

Bài 1:

1. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 

-Sông núi nước nam(lý thường kiệt), phò giá về kinh(trần quang khải), bánh trôi nước( hồ xuân hương), ...

2.

Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

3.

- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh.
4. 

Chọn a

Vì: Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

5.

Chữ sang ở cuối bài thơ đã toả sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng

6.

– Diễn tả sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong bất kì gian nan nguy hiểm nào vẫn ung dung. Với người, làm cách mạng và sống hòa nhập với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

vote 5* cho mik nha

1. Bài thơ trên thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: ''Sông núi nước Nam'' của Lý Thường Kiệt, ''Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra'' của Trần Nhân Tông , ''Xa ngắm thác núi Lư'' của Lí Bạch,...

2.

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

3. 

''Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.''

=>Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng.Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc

''Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.''

=>Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào.Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống 

mình chỉ làm đc thế thôi, chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm