Chỉ ra và phân tích giá trị của phép tu từ trong đoan thơ sau:nhưng mỗi năm mỗi vắng ,người thuê viết nay đâu,lá đỏ buồn ko thắm ,mực đọng trong nghiên sầu

2 câu trả lời

Nghệ thuật nhân hóa : giấy đỏ buồn ko thắm ,mực đọng trong nghiên sầu

Tác dụng : làm cho câu thơ trở nên sinh động, sự vật được nói đến là giấy và nghiên mực trở nên có hồn, mang màu sắc tâm trạng như con người : giấy bút cũng biết buồn, biết sầu khi người đời dần quên lãng ông đồ xưa, quên đi tục chơi chữ trang trọng ngày nào.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm