• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1 ( 1.0 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây: ... “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18) a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó. b. Tác dụng của các trường từ vựng đó. Câu 2 ( 1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8. Câu 3 ( 3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

2 đáp án
16 lượt xem

Đọc đoạn trích: “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. (Nơi bắt đầu của tình bạn, Bùi Thị Hồng Ngọc) Câu 1:(2 điểm) a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm) b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm) Câu 2:(1 điểm) “Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm) b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm) II. TÂP LÀM VĂN Câu 1: (3 điểm) Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.

1 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
1 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phú nhưng nguồn nước con người có thể sử dụng được lại không nhiều ( 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng). Lượng nước ngọt có hạn lại tồn tại trong các băng đá, nguồn nước ngầm, nước trên bề mặt Trái Đất và nước bốc hơi dưới dạng rắn, lỏng, khí. Nước ở ao hồ chiếm khoảng 0,68 tổng lượng nước ngọt, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thực vật, động vật và con người. Trong khi đó, nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng chỉ chưa bằng 0,003% tổng lượng nước trên Trái Đất. Điều này cho thấy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiếm. ( Theo Ôn Gia Thắng, “ Nguồn gốc của sự sống”, Nxb Mĩ Thuật , trang 78) a. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt của văn bản trên. b. (1 điểm) Xác định nội dung của văn bản trên. c. (1 điểm) Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu sau: Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phú nhưng nguồn nước con người có thể sử dụng được lại không nhiều ( 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng). d. (1 điểm) Theo tác giả, bằng chứng nào cho thấy nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm? đ.Câu kết “Điều này cho thấy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiếm”nhắc nhở chúng ta điều gì? Viết đoạn văn 5-7 dòng nêu suy nghĩ của em về lời nhắc nhở đó.

2 đáp án
17 lượt xem

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: – Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi. Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: – Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu(9) nói: – Hết áo rồi, chỉ còn cái này. – Sao không bảo u mày may cho? Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: – Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. – Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. a) Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao? b) Em học hỏi được gì về nhân vật Lan và Sơn? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu lên những bài học của bản thân được rút ra sau khi đọc đoạn trích. Gợi ý: + Biết cảm thông chia sẻ với những người thiếu may mắn trong cuộc sống . + Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình đồng nghĩa với việc "cho đi", cái ta "nhận lại" được chính là niềm vui, sự ấm áp... trong tâm hồn.

2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem