• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
26 lượt xem

1.Chị Dậu bài làm: Trong chương trình Ngữ Văn tám mà em đã học, nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”. Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình trước Cách mạng. Chị có hoàn cảnh nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, số phận bi kịch và chị cũng là nạn nhân của sưu thuế cường quyền và bạo lực, cảnh ngộ đáng thương. Nhưng chị Dậu là người phụ nữ mộc mạc, dịu dàng,tháo vác, đầy vị tha, yêu thương chồng con, biết nhẫn nhục chịu đựng. Chị có sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt ,khi bị bọn tay sai ép chị đến đường cùng, không còn con đường nào khác buộc chị phải đứng dậy chống đỡ. Diễn biến tâm lý được miêu tả cụ thể, sắc nét như là từ nhẫn nhục van xin, can ngăn bảo vệ chồng, đấu lí đến đấu lực với bọn tay sai. Sức phản kháng tiềm tàng, mãnh liệt của chị Dậu là tổng hợp của tình yêu thương chồng con, của một chuỗi uất ức bị dồn nén lâu ngày và nỗi căm thù bọn người tàn ác. Chị Dậu là nhân vật điển hình của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tìm tàng, mạnh mẽ. Vì vậy, em rất thích văn bản này. 2.Lão hạc Bài làm: Trong chương trình Ngữ Văn tám mà em đã học, nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Lão Hạc. Lão Hạc là người nông dân điển hình trước Cách mạng. cuộc sống nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, số phận bi kịch: Nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai đi làm đồn điền cao su, lão sống một mình cùng với cậu Vàng, nó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão đã để lại. Lão là nạn nhân của đói nghèo, phải tìm đến cái chết để tự giải thoát. Lão là một người nhân hậu, tình nghĩa, thủy chung, trung thực, giàu lòng tự trọng và yêu thương con. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán con Vàng là đau đớn, xót xa, ân hận, tìm đến cái chết. Lão lương thiện, giàu lòng tự trọng, chu đáo và thương con sâu sắc. Lão Hạc là điển hình của người nông dân trong xã hội cũ, có số phận đáng thương nhưng phẩm chất cao quý tiềm tàng. Vì vậy, em rất thích nhân vật này. mọi người sửa chỗ nào sai thì thêm vô giúp mik nhé

1 đáp án
22 lượt xem

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi Heo con khi còn bé, nó hỏi Mẹ rằng: "Mẹ ơi hạnh phúc là gì?" . Heo Mẹ bảo: "Hạnh phúc là cái đuôi con đấy!". Và thế là Heo con quay lại tóm cái đuôi của mình, nhưng không tài nào tóm được, nó ngồi xuống oà khóc, và lại hỏi Mẹ: “Tại sao con không thể nào bắt được hạnh phúc hả Mẹ?” Heo Mẹ mỉm cười và nói rằng: “Tại sao con không tiến về phía trước và hạnh phúc sẽ theo sau con". Vậy chúng ta tại sao cứ phải đi tìm cho mình hạnh phúc nhỉ khi mà hạnh phúc luôn đi theo mình. Hạnh phúc là những điều bình dị nhất, hạnh phúc có đươc trên con đường ta đi chứ không phải đích đến và vẫn luôn hiện hữu xung quanh ta. Hãy sống, hãy cảm nhận hạnh phúc mà cha mẹ đã cho ta. Hạnh phúc vì được sống bên những người bạn tốt, những người mình yêu thương! (Quà tặng cuộc sống) a. Em hãy cho biết nội dung của câu chuyện trên? Xác định phương thức biểu đạt chính. b. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép có trong câu in đậm trong đoạn trích trên? c. Heo mẹ đã nói với heo con điều gì khi heo con không thể tóm được cái đuôi của mình? d. Hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 dòng) nêu lên bài học mà em nhận được từ câu chuyện trên Giúp mk vs

2 đáp án
20 lượt xem

Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Du. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạt Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiên hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dũi ra cửa. Sức léo khoẻo của anh chàng nghiên chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chóng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhằm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.Người nhà lí trưởng sẵn số bước đến giơ gây chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dâu nằm ngay được gây của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cân ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thêm Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Bằng một câu văn, hãy nêu nội dung cơ bản của văn bản đó. Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản mà em vừa nêu. Câu 4: Tìm các từ thuộc trưởng tử vưng hành động của chị Dậu trong đoạn trích trên. Việc sử dụng các từ đó có tác dụng gì? Phần II Câu 1: Từ ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn tổng – phân — hợp từ 10 – 12 câu triển khai câu chủ đề sau : Chị Dâu không chỉ là người vợ giàu tình yêu thương mà còn là một người phụ nữ can đảm, có sức mạnh tiềm tàng. Trong đoạn có sử dụng 1 thán từ (gạch chân và chú thích rõ).

1 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

Câu 1 ( 1.0 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây: ... “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18) a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó. b. Tác dụng của các trường từ vựng đó. Câu 2 ( 1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8. Câu 3 ( 3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

2 đáp án
16 lượt xem