• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1: Cho câu văn : Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫy gỗ, tối quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng ). Các từ in đậm trong câu trên thuộc trường từ vựng chỉ: A. Hoạt động của răng. B. Hoạt động của miệng C. Hoạt động của lưỡi D. Hoạt động của môi Câu 2: Nối thông tin ở cột A với cột B để có một nhận định đúng về các khái niệm sau: A B 1. Từ tượng hình 2. Từ tượng thanh 3. Từ ngữ địa phương 4. Biệt ngữ xã hội a. là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương b. là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định c. là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người d. là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật e. là từ được tạo thành bởi các tiếng có sự hòa phối âm thanh 1……………….. 2……………….. 3……………….. 2……………….. Câu 3: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, thán từ là: A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ? B. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. C. Không, ông giáo ạ. D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Câu 4: Trong các câu sau đây, câu không sử dụng tình thái từ là : A. Chuyện chinh chiến biến hóa khôn lường B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thấn đấy ư ? chứ không như các chuyện khác. C. Giúp tôi với, lạy Chúa ! D. Những tên khổng lồ nào cơ ? Câu 5: Câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là: A. Bác trai đã khá rồi chứ B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. C. Thôi để mẹ cầm cũng được D. Lão hãy yên long mà nhắm mắt. Câu 6: Cho hai câu đơn : Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu không hợp lý về mặt ý nghĩa là: A. Mẹ đi làm còn em đi học. B. Mẹ đi làm, em đi học. C. Mẹ đi làm nhưng em đi học. D. Mẹ đi làm và em đi học. Câu 7: Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để: …Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi, vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? A. Đánh dấu lời đối thoại. B. Đánh dấu phần bổ sung. C. Đánh dấu phần giải thích. D. Đánh dấu phần thuyến minh. Câu 8: Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác là do: A. Hiện tượng trái nghĩa của từ. B. Hiện tượng đồng âm của từ. C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. D. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Câu 9: Khi phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa các vế câu: A. Quan hệ về mặt từ loại. B. Quan hệ về mặt ngữ âm. C. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa. D. Quan hệ về mặt ngữ pháp. HELP !

1 đáp án
24 lượt xem
1 đáp án
11 lượt xem

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ)            Đọc ngữ liệu và thực hiên yêu cầu “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế. Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”                                                   (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm) Câu 1.  Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? Câu 2. Tìm biện pháp nghệ thuật trong câu :“Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi.”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3.  Nêu nội dung của đoạn văn trên? Câu 4.  Qua đoan văn hãy nêu cảm nhận về tuổi học trò của em?.

1 đáp án
12 lượt xem