Cho câu chủ đề: "Cái chết của cô bé bán diêm là một minh chứng cuối cùng cho một số phận trẻ thơ đầy bất hạnh". Hãy viết một đoạn văn quy nạp, khoảng 10 câu. cảm nhận về số phận bất hạnh của cô bé bản diêm. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép (gạch chân và chủ thích).

1 câu trả lời

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm

    • Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút
    • Phải đi bán diêm kiếm tiền
    • Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.

    b. Về kết thúc truyện

    • Em đã đón nhận một cái chết thương tâm - chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.

    c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

    • Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.
    • Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

    d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả

    • Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm
    • Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.
    • Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.
    • Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.

      e. Nghệ thuật

      • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.
      • Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

      3. Kết bài

      • Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.
      • Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.