• Lớp 8
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Câu 1: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận: A. Phần đất liền B. Các đảo và vùng biển C. Vùng trời D. Cả 3 ý A,B,C. Câu 2: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào? A. Châu Á và Ấn Độ Dương. B. Châu Á và Thái Bình Dương. C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương. D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương. Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào? A. 1967 B. 1984 C. 1995 D. 1997 Câu 4: Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm... A. rất thấp B. thấp C. cao D. rất cao Câu 5: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào? A. 1945 B. 1975 C. 1986 D. 1995 Câu 6: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế? A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển. B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực. C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới. D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản. Câu 7: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ. B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP. C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường. D. Tất cả ý trên. Câu 8: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP Câu 9: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta: A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân. C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, … D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Câu 10 : Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì? A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK. B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập. C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…

2 đáp án
36 lượt xem

Câu 1. Tên tiếng Anh đầy đủ của ASEAN là gì? A Association of Southeast Asian Nations B Association of South and East Asian Nations C Assembly of Southeast Asian Nations D Alliance of Southeast Asian Nations Câu 2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày tháng năm nào? A 8/8/1967 B 8/8/1968 C 7/8/1967 D 7/8/1968 Câu 3. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất (thành lập) được tổ chức tại đâu? A. Kuala Lumpur, Malaysia B. Bali, Indonesia C. Singapore D. Bangkok, Thái Lan Câu 4. Tổ chức ASEAN hiện nay có bao nhiêu thành viên? A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 5. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN? A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10 B. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9 C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8 D. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7 Câu 6. Trong biểu tượng của ASEAN, mười bó lúa tượng trưng cho A. 10 quốc gia thành viên ASEAN B. Ưu tiên của ASEAN về hợp tác nông nghiệp C. Trọng tâm hợp tác của ASEAN là về sản xuất lúa gạo D. 10 mục tiêu hợp tác chính của ASEAN Câu 7. Năm 1967, 5 quốc gia nào đã tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? A. Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan B. Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Thái Lan C. Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Myanmar D. Indonesia, Malaysia, Brunei, Myanmar, Philippines Câu 8. Quốc gia duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN là: A. Campuchia B. Đông Timor C. Myanmar D. Lào. Câu 9. Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á là: A. Indonesia B. Thái Lan C. Malaysia D. Philippines Câu 10. Các nước muốn gia nhập vào ASEAN phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí, trừ tiêu chí nào sau đây: A. Có vị trí nằm trong khu vực Đông Nam Á B. Được tất cả các nước thành viên ASEAN công nhận C. Có thể chế phù hợp D. Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương

2 đáp án
117 lượt xem
2 đáp án
85 lượt xem

Câu1: Thời Cổ đại, Trung đại các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu nhất của khu vực Đông Nam Á là A. vải bông, đồ trang sức B. gia vị và hương liệu C. đồ gốm, đồ da D. đồ sứ, vải, tơ lụa Câu 2: La bàn, thuốc súng là mặt hàng nổi tiếng thời Cổ đại ở A. Trung Quốc B. Việt Nam C. Ma- lai- xi- a D. Nhật Bản Câu 3: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX nền kinh tế châu Á chậm phát triển chủ yếu do A. thiên tai B. thiếu lao động C. sự kìm hãm của chế độ thực dân phong kiến D. thiếu nguyên liệu Câu 4: Các quốc gia có thu nhập GDP/ người cao ở châu Á năm 2001: A. Việt Nam, Lào B. Nhật Bản, Cô-oét C. Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a D. Trung Quốc, Xi-ri Câu 5: Việt Nam có thu nhập GDP/người năm 2001 là A. 33 400 USD B. 19 040 USD C. 8 861 USD D. 415 USD Câu 6: Quốc gia không thuộc nhóm các nước công nghiệp mới (NIC) A. Xin- ga- po B. Đài Loan C. Hàn Quốc D. Nhật Bản Câu 7: Nhiều nước ở Tây Nam Á có mức thu nhập cao nhờ A. có trình độ kĩ thuật cao B. nhiều than đá C. nguồn dầu khí phong phú D. điều kiện tự nhiên thuận lợi Câu 8: Ở châu Á tỉ trọng nông nghiệp thấp và tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thuộc về nhóm nước A. thu nhập thấp B. thu nhập cao C. thu nhập trung bình dưới D. thu nhập trung bình trên Câu 9: Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực A. Bắc Á B. Đông Á, Tây Nam Á C. Đông Nam Á D. Trung Á Câu 10: Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á nhờ A. vị trí gần các nước có nền kinh tế phát triển B. nhiều tài nguyên khoáng sản C. khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ D. sớm thực hiện cải cách Minh Trị. Mở rộng quan hệ với nhiều nước phương Tây Câu 11: Cây lương thực quan trọng nhất của châu Á là A. lúa gạo B. lúa mì C. ngô D. lúa mạch Câu 12: Những nước xuất khẩu lúa gạo nhất nhì thế giới: A. Ma-lai-xi-a; In-đô-nê-xi-a B. Thái Lan; Việt Nam C. Ấn Độ; Băng-la-đét D. Trung Quốc; Mi-an-ma Câu 13: Cây lúa gạo được trồng chủ yếu ở A. các cao nguyên B. các đồng bằng giữa núi C. đồng bằng Tây- xi- bia D. đồng bằng châu thổ Câu 14: Loài vật nuôi chủ yếu ở vùng khí hậu tương đối khô hạn châu Á là A. trâu, bò, voi B. tuần lộc C. dê, bò, ngựa, cừu D. lợn, gà, vịt Câu 15: Các quốc gia có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển của châu Á: A. Trung Quốc; Thái Lan B. Lào, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, ấn Độ. D. Nhật Bản, Xin- ga-po, Hàn Quốc Câu 16: Quốc gia đông dân nhất đã sản xuất đủ lương thực là A. Mông Cổ B. Ả-rập Xê-út C. Phi-lip-pin D. Trung Quốc Câu 17: Các sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản, Hàn Quốc có mặt tại thị trường Việt Nam: A. xe máy, ôtô, máy lạnh. B. xi măng, gạch, ngói. C. lúa gạo, cà phê, cao su. D. hoa quả nhiệt đới. Câu 18: Cường quốc công nghiệp châu Á là A. Trung Quốc B. Triều Tiên C. Ấn Độ D. Nhật Bản Câu 19: Các nước Tây Nam Á có thu nhập cao nhờ nguồn tài nguyên: A. than đá, kim cương B. dầu mỏ, khí đốt C. vàng, bạc D. quặng đồng, quặng sắt Câu 20: Bốn “con rồng” của châu Á là: A. Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Bru-nây B. Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xin-ga-po C. Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, I-rắc

2 đáp án
77 lượt xem

14 Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là A: lạnh ẩm. B: ẩm ướt. C: khô hạn. D: nóng ẩm. 15 Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây? A: Chênh lệch giàu – nghèo. B: Dân số tăng nhanh. C: Gia tăng đói nghèo. D: Thúc đẩy đô thị hóa. 16 Nhật Bản là quốc gia có đặc điểm nào sau đây? A: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. B: Thuộc nhóm nước công nghiệp mới. C: Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. D: Nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện. 17 Đông Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây? A: Đại Tây Dương. B: Thái Bình Dương. C: Ấn Độ Dương. D: Bắc Băng Dương. 18 Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản? A: Sản xuất hàng tiêu dùng. B: Khai thác khoáng sản. C: Chế tạo ôtô, tàu biển. D: Điện tử - tin học. 19 Cảnh quan đài nguyên được phân bố chủ yếu ở A: cực Nam châu Á. B: vùng trung tâm châu Á. C: vùng cực Bắc châu Á. D: cực Tây châu Á. 20 Các kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là A: khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới. B: khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt. C: khí hậu gió mùa và khí hậu hải dương. D: khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 21 Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống sông A: A-mua và Ô-bi. B: Ấn và Hằng. C: Ti-grơ và Ơ-phrát. D: Hoàng Hà và Trường Giang. 22 Dân cư ở Tây Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc nào sau đây? A: Nê-grô-it. B: Môn-gô-lô-it. C: Ơ-rô-pê-ô-it. D: Ô-xtra-lô-it 23 “Cách mạng trắng” và “cách mạng xanh” ở Nam Á thuộc lĩnh vực nào sau đây? A: công nghiệp. B: nông nghiệp. C: dịch vụ. D: du lịch. 24 Hiện nay, Ấn Độ được xếp vào nhóm nước nào sau đây? A: Kém phát triển. B: Công nghiệp mới (NICs). C: Đang phát triển. D: Phát triển. 25 Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của châu Á? A: Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo. B: Có diện tích đứng thứ 2 thế giới. C: Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. D: Tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

2 đáp án
60 lượt xem
1 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
70 lượt xem

1. Ở vùng biển nước ta có mùa hạ mát và mùa đông ấm hơn đất liền là do A: gió hoạt động theo mùa. B: hoạt động của dòng biển nóng. C: hoạt động của khối khí đại dương. D: tác động của yếu tố địa hình. 2 Ý nào sau đây là đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta? A: Có đồng bằng châu thổ rộng. B: Nhiều cao nguyên rộng lớn. C: Phần lớn là đồi núi thấp. D: Cao và đồ sộ nhất nước ta 3 Sông nào sau đây thuộc hệ thống sông ngòi Bắc Bộ? A: Sông Thái Bình. B: Sông Ba. C: Sông Đồng Nai. D: Sông Cả. 4 Tỉnh/thành phố nào sau đây có vịnh biển được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? A: Quảng Ninh. B: Nha Trang. C: Kiên Giang. D: Đà Nẵng. 5 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau của hai trạm khí hậu Đà Nẵng và Nha Trang là A: thời gian mùa bão. B: biên độ nhiệt. C: thời gian mùa mưa D: cùng vĩ độ địa lí. 6 Vĩ độ 230 23’B là điểm cực nào sau đây trên lãnh thổ phần đất liền của nước ta? A: Cực Tây. B: Cực Bắc. C: Cực Nam. D: Cực Đông. 7 Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm khí hậu ở Hà Nội? A: Nóng và mưa nhiều quanh năm. B: Mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, mưa nhiều. C: Lạnh và mưa nhiều quanh năm. D: Mùa đông lạnh và mưa nhiều, mùa hạ nóng và mưa ít. 8 Nhận định nào sau đây phản ánh ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ đối với thiên nhiên nước ta? A: Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao địa hình. B: Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. C: Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa vào sâu trong đất liền. D: Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam. 9 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nóng quanh năm do A: tác động của dải hội tụ nhiệt đới. B: chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. C: địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp. D: nằm ở khu vực khí hậu cận xích đạo. 10 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước do A: vị trí phần lớn nằm sâu trong đất liền. B: chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc C: chịu sự tác động của độ cao địa hình. D: nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. 11 Cho bảng số liệu: Picture 4 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng ở Hà Nội, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A: Đường. B: Cột. C: Tròn. D: Kết hợp. 12 Để khắc phục tình trạng sạt lở đất và lũ quét, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cần thực hiện biện pháp nào sau đây? A: Đắp đê dọc các sông lớn. B: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. C: Xây dựng nhà máy thủy điện. D: Trồng rừng phòng hộ ven biển. 13 Đặc điểm về chế độ nhiệt của khí hậu nước ta là A: trên 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. B: trên 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. C: dưới 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. D: dưới 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. 14 Ranh giới của vùng núi Tây Bắc nằm ở A: tả ngạn sông Hồng. B: phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. C: phía Nam dãy Bạch Mã. D: giữa sông Hồng và sông Cả. 15 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu thuộc hệ thống sông nào sau đây? A: Sông Mã. B: Sông Cả. C: Sông Thái Bình. D: Sông Hồng.

1 đáp án
64 lượt xem