Câu 18: Tên các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á? Câu 19: Vì sao nói khu vực Tây Nam Á là điểm nóng của thế giới? Câu 20: Trình bày đặc điểm công nghiệp các nước châu Á? Câu 21: Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á? Câu 22: Đặc điểm dân cư khu vực Nam Á?
2 câu trả lời
Câu 18: Ả Rập Xê Út
Câu 19:
Tây Nam Á là điểm nóng về chính trị của thế giới vì:
Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
- Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ - Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
Câu 20:
Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều.
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ờ nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử... phát triển mạnh ờ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm vv...) phát triển ở hầu hết các nước.
Ngày nay, các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch...) được các nước rất coi trọng. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Câu 21:
Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và sông ngòi
-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.
Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.
Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông rồi đổ ra Hoàng Hà và biển Hoa Đông, ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. Tuy nhiên Hoàng Hà có chế độ thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân.
- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa
b) Khí hậu và cảnh quan
Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh.
Riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa.
Về mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
Nhờ khi hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai phá, diện tích rừng còn lại rất ít.
Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc) do vị tri nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khổ hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Câu 22:
– Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
– Dân cư không đều phần lớn tập trung sống ở các đồng bằng châu thồ và vùng ven biển, các vùng có khí hậu gió mùa.
18) Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á là: Ả rập Saudi
19) Nói khu vực Tây Nam Á là điểm nóng của thế giới. Vì:
+ Giáp các biển lớn
+ Nằm trên đường giao thông quốc tế
20) Đặc điểm công nghiệp các nước châu Á:
+ Phát triển không đều
+ Đa dạng
21) Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
+ Đất liền chiếm diện tích lớn của phần lãnh thổ
+ Nhiều hệ thống núi cao, sơn nguyên
+ Trung Quốc, Triều Tiên có nhiều đồng bằng rộng, bằng phẳng
+ Có nhiều con sông lớn
+ Có núi lửa (Nhật Bản)
+ Gió tây Bắc
22)
+ Phân bố không đều
+ Chủ yếu theo Ấn Độ Giáo
+ Tôn giáo có nền ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội
BẠN THAM KHẢO NHA!!!