• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
14 lượt xem

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 LẦN 8 Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần. B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm. C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi. D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng. Câu 2 Sự nóng chảy là sự chuyển từ A. thể lỏng sang thể rắn B. thể rắn sang thể lỏng C. thể lỏng sang thể hơi D. thể hơi sang thể lỏng Câu 3 Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây? A. Đốt một ngọn nến B. Đun nấu mỡ vào mùa đông C. Cục nước đá tan chảy D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá Câu 4 Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy? A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau. C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng. D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm. Câu 5: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng? A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng. C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại. Câu 6 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy? A. Sương đọng trên lá cây. B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng. C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài. D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước. Câu 7 Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi A. đun nóng vật rắn bất kì. B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó. C. đun nóng vật trong nồi áp suất. D. đun nóng vật đến 100oC. Câu 8 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng

2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
51 lượt xem

1km = ..............hm 1mm = ............cm 1hm =...............dm 1dm = ..............m 1km = ...............m 1mm = .............m 204m = .............dm 36dm =..............m 148dm =............cm 70hm =.............dm 4000mm = .........m 742km = ............hm 1800cm =............m 950cm =.............dm Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1m3 = ... dm3 1dm3 = ... cm3 7,268m3 = ... dm3 4,351dm3 = ...cm3 0,5m3 = ... dm3 0,2dm3 = ...cm3 3m3 2dm3 = ... dm3 1dm3 9cm3= .. cm3 Câu 3: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm: a) 21 yến = ….....kg 130 tạ = …....kg 44 tấn = ….... kg b) 320 kg = ….... yến 4600 kg = ….... tạ 19 000 kg = ….... tấn c) 3 kg 125 g = ….... g 2 kg 50 g = ..…. g d) 1256 g = …... kg …...g 6005 g = …... kg ...….g e) 1250 mg=.......g 0,32kg=.............g=................mg Một số kiến thức về máy cơ đơn giản A. Lý thuyết 1. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng - Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. - Những khó khăn trong việc kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng: + Phải tập trung nhiều người. + Tư thế không thuận lợi, dễ ngã. + Không lợi dụng được trọng lượng cơ thể. + Cần lực lớn (ít nhất bằng trọng lực của vật). ⇒ Để thực hiện công việc được dễ dàng hơn, ta dùng máy cơ đơn giản. 2. Máy cơ đơn giản - Máy cơ đơn giản thường được dùng để di chuyển hoặc nâng các vật nặng lên cao một cách dễ dàng. - Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc. B. Trắc nghiệm Bài 1: Máy cơ đơn giản: A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật. B. giúp con người làm việc có nhanh hơn. C. giúp con người kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật. D. giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn. Bài 2: Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản: A. Cầu bập bênh B. Xe gắn máy C. Xe đạp D. Máy bơm nước Bài 3: Chọn câu sai. Trường hợp nao sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản? A. Đưa xe máy lên xe tải. B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường. C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố. D. Không có trường hợp nào kể trên. Bài 4: Người ta thường sử dụng ròng rọc để làm các việc nào sau đây? A. Đưa thùng hàng lên ô tô tải. B. Đưa xô vữa lên cao. C. Kéo thùng nước từ giếng lên. D. B và C đúng Bài 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực…………trọng lượng của vật. A. nhỏ hơn B. ít nhất bằng C. luôn luôn lớn hơn D. gần bằng Bài 6: Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người? A. giảm hao phí sức lao động. B. tăng năng suất lao động. C. thực hiện công việc dễ dàng. D. gây khó khăn và cản trở công việc. Bài 7: Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ giếng lên, một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy: A. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy. B. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy. C. Người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng, người học sinh cũng phải dùng mặt phẳng nghiêng, người nông dân phải dùng đòn bẩy. D. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng mặt phẳng nghiêng. Bài 8: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản? A. Cái búa nhổ đinh B. Cái bấm móng tay C. Cái thước dây D. Cái kìm Bài 9: Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào? A. Mặt phẳng nghiêng. B. Đòn bẩy. C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy. D. Ròng rọc. Bài 10: Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu? A. nhỏ hơn 500N B. nhỏ hơn 5000N C. ít nhất bằng 500N D. ít nhất bằng 5000N

2 đáp án
50 lượt xem

1.Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? 2.Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 5m; B. 50dm; C. 500cm; D. 50,0dm 3.Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? A.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. C.Thước dây có GHĐ 150m và ĐCNN 1mm. D.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm .4.Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 240mm. B. 23cm. C. 24cm. D. 24,0cm. 5.Các kết quả đo độ dài trong ba bàibáo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: A.l1= 20,1cm; B. l2= 21cm; C. l3= 20,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành? 6.Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, một băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn. 7.Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây chỉ em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?8.Hãy tìm cách xác định đường kính trong củavòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em?

1 đáp án
45 lượt xem

Câu 1. Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng: A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực Câu 2. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chổ tiếp giáp giữa 2 thanh ray A. Dễ uốn cong đường ray. B. Tiết kiệm thanh ray C. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế. D. Tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên: A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. Sự nở vì nhiệt của chất khí. D. Sự nở vì nhiệt của các chất Câu 4. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng. D. Thể tích, khối lượng riêng của vật đều tăng Câu 5. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt: A. Giống nhau. B. Khác nhau. C. Không nở. D. Cả A, B, C đều sai Câu 6. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì: A. Khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn. B. Khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn. C. Khối lượng của không khí nóng lớn hơn. D. Khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn. .Câu 7. Băng kép hoạt động dựa trên nguyên tắc: A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng B. Sự nở vì nhiệt của chất khí C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn D. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau Câu 8. Đối với nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan được quy ước là: A. 1000C B. 320C C. 00C D. 800C

2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem

Ai làm được mình sẽ Cho tym và 5? Một quả nặng có khối lượng 50 g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặc điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó? Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 100g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao? Bài 3: Một vật có khối lượng 1350kg, có thể tích 500 dm3 . Tính: a) Trọng lượng của vật? b) Khối lượng riêng của chất làm vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 4: Một vật bằng chì có thể tích 250dm3 , có khối lượng riêng là 11300kg/m3 . Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 5: Biết 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg a) Tính khối lượng riêng của sắt? b) Tính thể tích của 1 tấn sắt? c) Tính trọng lượng của 2m3 sắt? Bài 6: Một vật nặng có khối lượng 3 tạ bị rơi xuống mương. Trên bờ có 6 người, lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi 6 người đó có kéo được vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng hay không? Vì sao? Bài 7: Theo em tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng? Bài 8: Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, theo em có thể làm như thế nào để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật? Tham khảo tài liệu học tập Vật lý lớp 6:

1 đáp án
14 lượt xem

BÀI TẬP “SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN” Điền vào chỗ trống 1. Chất rắn nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ - Các chất rắn….…khi nóng lên. - Các chất rắn……khi lạnh đi. - VD: Thể tích quả cầu sẽ…. khi nó bị núng nóng lên. Thể tích…. sẽ giảm khi nó bị…. 2. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn. Cho ví dụ - Các chất rắn khác nhau thì…. khác nhau. - VD: Sự dản nở vì nhiệt của nhôm…….so với đồng, sự dản nở vì nhiệt của đồng…….so với sắt. 3. Khi nhiệt độ giảm thì thể tích, khối lượng, khối lượng riêng thay đổi như thế nào? Khi nhiệt độ……, vật sẽ bị co lại tức là thể tích của nó……nên khối lượng riêng……., nhưng khối lượng…… 4. Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không phải dạng phẳng? Khi thời tiết….., tôn có dạng lượn sóng sẽ…… dễ hơn. Nếu tôn có dạng…..sẽ làm cho nó bị vênh. 5. Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, người ta thường nung nóng cổ lọ để có thể lấy cái nút ra dễ dàng. Giải thích. Khi…..cổ lọ, do nhiệt độ……nên cổ lọ….., nút thủy tinh chưa kịp…… hoặc…..ít, nên ta lấy nút lọ ra……

2 đáp án
18 lượt xem

Một quả nặng có khối lượng 50 g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặc điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó? Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 100g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao? Bài 3: Một vật có khối lượng 1350kg, có thể tích 500 dm3 . Tính: a) Trọng lượng của vật? b) Khối lượng riêng của chất làm vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 4: Một vật bằng chì có thể tích 250dm3 , có khối lượng riêng là 11300kg/m3 . Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 5: Biết 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg a) Tính khối lượng riêng của sắt? b) Tính thể tích của 1 tấn sắt? c) Tính trọng lượng của 2m3 sắt? Bài 6: Một vật nặng có khối lượng 3 tạ bị rơi xuống mương. Trên bờ có 6 người, lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi 6 người đó có kéo được vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng hay không? Vì sao? Bài 7: Theo em tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng? Bài 8: Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, theo em có thể làm như thế nào để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật? Tham khảo tài liệu học tập Vật lý lớp 6:

1 đáp án
20 lượt xem