Một quả nặng có khối lượng 50 g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặc điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó? Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 100g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao? Bài 3: Một vật có khối lượng 1350kg, có thể tích 500 dm3 . Tính: a) Trọng lượng của vật? b) Khối lượng riêng của chất làm vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 4: Một vật bằng chì có thể tích 250dm3 , có khối lượng riêng là 11300kg/m3 . Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 5: Biết 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg a) Tính khối lượng riêng của sắt? b) Tính thể tích của 1 tấn sắt? c) Tính trọng lượng của 2m3 sắt? Bài 6: Một vật nặng có khối lượng 3 tạ bị rơi xuống mương. Trên bờ có 6 người, lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi 6 người đó có kéo được vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng hay không? Vì sao? Bài 7: Theo em tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng? Bài 8: Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, theo em có thể làm như thế nào để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật? Tham khảo tài liệu học tập Vật lý lớp 6:

1 câu trả lời

Bài 1:

a) Quả nặng chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất (trọng lực) và lực căng dây

b) 2 lực đó có cùng điểm đặt tại trọng tâm của vật.

c) 2 lực có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều

Trong đó:

- Trọng lực hướng xuống, lực căng dây hướng lên.

- Độ lớn: P = T = 10m = 0,05 . 10 = 0,5 (N)

Bài 2:

Có: m = 100 g = 0,1 kg

Trọng lượng của quả nặng là:

P = 10 . m = 10 . 0,1 = 1 (N)

Mà: Lực đàn hồi và trọng lực tác dụng vào vật làm vật đứng yên

$F_{đh}$  = P = 2 N

Bài 3: 

a) Trọng lượng của vật là:

P = 10 . m = 10 . 1350 = 13500 (N)

b) Khối lượng riêng của chất làm vật là: 

D = $\frac{m}{V}$  = $\frac{1350}{0,5}$  = 2700 ( kg/$m^{3}$ )

c) Trọng lượng riêng của vật là:

d = 10 . D = 2700 . 10 = 27000 ( N/$m^{3}$ )

Bài 4: 

a) Khối lượng của vật là:

m = D . V = 11300 . 0,25 = 2825 (kg)

b) Trọng lượng của vật là: 

P = 10 . m = 2825 . 10 = 28250 (N)

c) Trọng lượng riêng của chất làm vật:

d = 10 . D = 11300 . 10 = 113000 ( N/$m^{3}$ )

Bài 5: 

Đổi: 1 $dm^{3}$ = 0,001 $m^{3}$ 

       1 tấn = 1000 kg  

a) Khối lượng riêng của sắt:

D = $\frac{m}{V}$ = $\frac{7,8}{0,001}$ = 7800 ( kg/$m^{3}$ )

b) Thể tích:

V = $\frac{m}{D}$ = $\frac{1000}{78}$ = 12,82 ($m^{3}$)

c) d = 10 . D = 10 . 78 = 780 ( N/$m^{3}$ )

Trọng lượng là: 

P = d . V = 780 . 2 = 1560 (N)

Bài 6: 

Tổng lực kéo của 6 người:

F = 6. 450 = 2700 (N)

Trọng lượng của vật:

P = 10 . m = 300 . 10 = 3000 (N)

=> F < P

=> 6 người đó không kéo được vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng.

Bài 7: 

Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng là để tránh tác hại của sự co dãn vì nhiệt của chất rắn. Nếu lợp tôn phẳng, khi trời nắng, mái tôn bị đinh ghim chặt lại làm cản trở hoạt động co dãn gây ra hiện tượng rách mái tôn. Khi ta để ở dạng lượn sóng, mái tôn có thể co dãn thoải mái mà không bị đinh làm gián đoạn hoạt động co dãn của nó.

Bài 8: 

Theo em, chúng ta có thể nung nóng cổ lọ thủy tinh để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật.