• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
21 lượt xem

B.Bài tập tự luyện. Bài 1:Làm thế nào để có thể đo được thể tích của hòn bi ve có đường kính d <1cm ( Nghĩa là có thể tích V< 1cm3) bằng bình chia độ có GHĐ 100m và ĐCNN là 2m Bài 2: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. A, Số trên can có ý nghĩa gì? B, Phải dùng ít nhất bao nhiêu can? Bài 3: Một học sinh khảng định rằng: " Cho tôi một thước có GHĐ là 1m, tôi sẽ chỉ một lần dùng thước là biết được chiều dài của sân trường". a, Theo em học sinh đó phải làm thế nào để thực hiện lời nói của mình. B, Kết quả thu được theo cách làm đó có chính xác không? Tại sao? Bài 4: Cho một bình chia độ, một quả trứng ( Không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát và nước. Hãy nêu hai cách để xác định thể tích của quả trứng. Bài 5: Cho một quả bóng bàn, hai vỏ bao diêm , một băng giấy cỡ 3cm x 15 cm, một thước nhựa dài 200cm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ nói trên để đo đường kính và chu vi của quả bóng bàn. Bài 6:Một bình có dung tích 1,8 lít đang chứa nước ở mức thể tích của bình, khi thả hòn đá vào , mức nước trong bình dâng lên chiếm thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá bằng bao nhiêu cm3 ? Bài 7: Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng hai loại bình 5 lít và 2 lít, làm thế nào để lấy được 1 lít xăng từ thùng 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ Bài 8: Một bạn học sinh đo chu vi của chiếc bút chì bằng hai cách sau đây: a, Dùng chỉ cuốn quanh bút chì một vòng. Rồi dùng thước đo có ĐCNN 1mm để đo độ dài của sợi chỉ. Đó cùng chính là chu vi của bút chì. B, Dùng chỉ cuốn quanh bút chì 10 vòng. Rồi dùng thước đo có ĐCNN 1mm để đo độ dài của sợi chỉ. Sau đó chia cho 10 để có chu vi của bút chì. Hỏi cách nào chính xác hơn? Vì sao? Bài 9:Có nên dùng bình chia độ có ĐCNN = 5 cm3 để đo thể tích của một hòn sỏi cỡ 7cm3 không? Tại sao? Bài 10: Kết quả đo độ dài trong một bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau : a. b. Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành trên.

1 đáp án
17 lượt xem

Câu 1. Các chất rượu, dầu, nước đều dãn nở vì nhiệt. Sự sắp xếp các chất nở vì nhiệt theo thứ tự giảm dần cách nào đúng? A. nước, rượu, dầu. B. nước, dầu, rượu. C. rượu, dầu, nước. D. dầu, nước, rượu. Câu 2. So sánh về độ nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng ta có: A. chất lỏng nở ít hơn chất rắn. B. chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn. C. chất lỏng là chất nở nhiều nhất. D. chất rắn là chất nở vì nhiệt nhiều nhất. Câu 3. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất? A. Thể rắn. B. Thể lỏng. C.Thể hơi. D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau. Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì: A. thể tích của chất lỏng giảm. B. trọng lượng của chất lỏng tăng. C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. khối lượng của chất lỏng không đổi. Câu 5. Chọn câu phát biểu sai A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. D. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 6. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đẩy xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá lớn sang bên cạnh. C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Câu 7. Khi nhiệt độ tăng thêm 1 o C thì độ dài một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Biết độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 20 o C, sẽ có chiều dài bằng bao nhiêu ở 40 o C. A. 50,017m. B. 50m. D. 100m. D. 50cm. Câu 8. Tại sao khi đun nước uống bằng ấm ta không nên đổ nước thật đầy ấm? A. Vì ấm có thể bị cháy. B. Vì nước không sôi kĩ được. C. Vì nước có thể tràn ra ngoài ngay lập tức. D. Vì trong khi đun nước nóng lên có thể tràn ra ngoài. 2 Câu 9. Khi tăng nhiệt độ cho một thanh kim loại bằng đồng từ 25 o C lên đến 85 o C thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Khối lượng của thanh đồng. B. Thể tích của thanh đồng. C. Trọng lượng của thanh đồng. D. Chất làm thanh đồng. Câu 10. Chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Khối lượng. B. Khối lượng riêng. C. Nhiệt độ. D. thể tích. Câu 11. Một bình cầu bằng thủy tinh được nút bằng một nút cao su có gắn một ống thủy tinh với giọt nước màu. Khi ta đặt một bình cầu bình cầu vào trong chậu nước lạnh, thấy giọt nước màu trong ống thủy tinh chuyển động xuống phía dưới chứng tỏ: A. thể tích không khí trong bình giảm. B. không khí trong bình tăng. C. thể tích không khí trong bình tăng. D. không khí trong bình giảm. Câu 12. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng nhất ? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng: A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. B. Chất rắn nở ra khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. D. Chất rắn co lại khi nóng lên. Câu 14. Ở hai đầu gối đỡ một số cầu thép, người ta làm một gối đỡ đặt cố định còn một gối đỡ phải đặt trên các con lăn vì: A. cho cầu khi có sự co dãn vì nhiệt không bị ngăn cản. B. Dễ quay cầu. C. cho đẹp. D. Không để làm gì. Câu 15. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra nên phông lên. B. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra đẩy vị trí bị móp phồng lên. C. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn làm quả bóng bàn phồng lên. D. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.

2 đáp án
25 lượt xem

. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20 a. Nhiệt độ nóng chảy ở bao nhiêu? b. Từ phút thứ bao nhiêu nhước đá bắt đầu nóng chảy? c. Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút? d. Nước đá ở thể nào từ phút thứ 0 đến phút thứ 6, từ phút thứ 6 đến phút thứ 10, từ phút thứ 10 đến phút thứ 20? Bài 2: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi bị đun nóng rồi sau đó để nguội. Thời gian (phút) 0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22 Nhiệt độ (0C) 50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60 a. Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ? b. Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy? c. Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút? d. Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu? e. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? f. Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm Bài 3: a>Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một chất lỏng khi được đun nóng theo bảng số liệu dưới đây: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) 20 30 40 50 60 70 80 80 80 b>Dựa vào đồ thị vừa vẽ trả lời các câu hỏi sau : -Quá trình đun nóng diễn ra trong bao lâu? -Quá trình sôi diến ra trong bao lâu? -Chất lỏng bắt đầu sôi ở phút thứ mấy? -Chất đó là chất gì?

2 đáp án
17 lượt xem

BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II A. TRẮC NGHIỆM: 1. Khi làm lạnh một vật rắn thì: A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm. C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng. 2. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì : A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng. 3. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì: A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. thể tích của chất lỏng tăng. C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm. D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng. 4.Khi làm nóng một lượng chất khí thì: A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm. B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng. D. khối lượng riêng của chất khí tăng. 5.Trong các câu sau, câu phát biểu sai là: A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi. D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 6.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là: A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng. 7.Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc : A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự nở vì nhiệt của chất khí. B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. sự nở vì nhiệt của các chất. 8. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. 9.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ. 10. Trong các nhiệt kế sau dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là: A. nhiệt kế thủy ngân C. nhiệt kế rượu. B. nhiệt kế dầu D. nhiệt kế y tế. 17.Khi đưa nhiệt độ của thanh đồng từ 30oC xuống 5oC, thanh đồng sẽ: A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. tăng thể tích. 11/ Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. C. Đốt một ngọn đèn dầu. B. Đốt một ngọn nến. D. Đúc một cái chuông đồng 12/ Trong suốt thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó: A. không ngừng tăng. C. mới đầu tăng, sau giảm. B. không ngừng giảm. D. không đổi. 13/ Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng nóng. B. Nước trong cốc càng ít. D. Nước trong cốc càng lạnh 14/ Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. C. Sự tạo thành hơi nước. B. Sự tạo thành sương mù. D. Sự tạo thành mây. 15/ Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì: A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C. 16/ Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đẩy xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao. B. Người thợ nề đứng dưới đường kéo bao xi măng lên tầng hai. C. Nâng một đầu cây gỗ nặng lên để kê hòn gạch xuống dưới. D. Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.

1 đáp án
15 lượt xem