BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II A. TRẮC NGHIỆM: 1. Khi làm lạnh một vật rắn thì: A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm. C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng. 2. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì : A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng. 3. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì: A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. thể tích của chất lỏng tăng. C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm. D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng. 4.Khi làm nóng một lượng chất khí thì: A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm. B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng. D. khối lượng riêng của chất khí tăng. 5.Trong các câu sau, câu phát biểu sai là: A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi. D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 6.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là: A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng. 7.Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc : A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự nở vì nhiệt của chất khí. B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. sự nở vì nhiệt của các chất. 8. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. 9.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ. 10. Trong các nhiệt kế sau dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là: A. nhiệt kế thủy ngân C. nhiệt kế rượu. B. nhiệt kế dầu D. nhiệt kế y tế. 17.Khi đưa nhiệt độ của thanh đồng từ 30oC xuống 5oC, thanh đồng sẽ: A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. tăng thể tích. 11/ Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. C. Đốt một ngọn đèn dầu. B. Đốt một ngọn nến. D. Đúc một cái chuông đồng 12/ Trong suốt thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó: A. không ngừng tăng. C. mới đầu tăng, sau giảm. B. không ngừng giảm. D. không đổi. 13/ Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng nóng. B. Nước trong cốc càng ít. D. Nước trong cốc càng lạnh 14/ Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. C. Sự tạo thành hơi nước. B. Sự tạo thành sương mù. D. Sự tạo thành mây. 15/ Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì: A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C. 16/ Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đẩy xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao. B. Người thợ nề đứng dưới đường kéo bao xi măng lên tầng hai. C. Nâng một đầu cây gỗ nặng lên để kê hòn gạch xuống dưới. D. Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.

1 câu trả lời

Đáp án: 

1.D

2.A

3.C

4.A

5. A

6.B

7.A

8. C

9. C

10. A

11.A

12.C

13.B

14.C

15.A

16.D

17.D

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm