• Lớp 3
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

1. Đặt câu theo mẫu “Ai Thế nào?” để miêu tả a, Một bông hoa trong vườn 2. Điền vào chỗ trống để có được một câu hoàn chỉnh: a, Ngôi nhà của em…………… b, Một cái tết…………………….. 3. Khoanh tròn chữ số trong ngoặc đặt trước dấu chấm ghi sai vị trí trong đoạn văn sau: Trên nương, mỗi người một việc(1). Người lớn thì đánh trâu ra cày(2). Các bà, các mẹ cúi lom khom(3). Tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá(4). Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm(5). 4. Viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu với nội dung tự chọn trong đó có dùng phép so sánh. 5. Tập làm văn : Em đã từng chăm sóc cho hoa, cho cây. Hãy kể về việc làm đó của em. Đề 10 Câu 1: Chỉ ra các sự vật được nhân hoá, so sánh trong các câu thơ sau: Chiều đi học về Nắng đứng ngủ quên Chúng em đi qua ngôi nhà xây dở Trên những bức tường Giàn giáo tựa cái lồng che chở Bao ngôi nhà đã hoàn thành Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Đều qua những ngôi nhà xây dở Ngôi nhà tựa vào nền trời xẫm biếc Ngôi nhà như trẻ nhỏ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Lớn lên với trời xanh Các từ chỉ sự vật so sánh là……………………….. Các từ chỉ sự vật nhân hoá là…………………………… Câu 2 :Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong các câu văn sau: - Bạn Tuyết rất chăm tập thể dục. - Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp

2 đáp án
102 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem

ĐỌC HIỂU: BA NGƯỜI BẠN Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi. Chuồn chuồn chế nhạo: - Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này. Bướm chê bai: - Siêng năng thì ai khen đâu chứ! Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn chuồn và Bướm chẳng còn gì để ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt. Ong rủ: - Các cậu về sống chung với tớ đi. Chuồn chuồn và Bướm rất cảm động: - Cảm ơn cậu. Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc. Khuê Văn Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng nhất: 1. Bài văn có mấy con vật? a. 2 con. b. 3 con. c. 4 con. 2. Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm chê bai Ong? a. Vì Ong không biết đến niềm vui trong cuộc sống. b. Vì ong làm việc chăm chỉ một cách vô ích. c. Vì Ong làm việc không biết mệt mỏi. 3. Chuyện gì xảy ra với khu vườn? a. Bị con người tàn phá. b. Bị hạn hán. c. Bị bão lũ tàn phá. 4. Ong đã làm gì giúp đỡ Chuồn Chuồn và Bướm trong lúc hoạn nạn? a. Giúp Chuồn chuồn và Bướm hiểu ra lỗi lầm của mình. b. Rủ Chuồn Chuồn và Bướm về nhà mình sống cùng. c. Chia sẽ thức ăn cho Chuồn Chuồn và Bướm. 5. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? a. Phải biết dự trữ thức ăn. b. Phải biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. c. Cả hai đáp án trên. 6. Câu “Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi” có mấy từ chỉ hoạt động? a. Ba từ. Đó là: tìm, làm, rong chơi b. Bốn từ. Đó là: cặm cụi, tìm, làm, rong chơi c. Năm từ. Đó là: mải miết, cặm cụi, tìm, làm, rong chơi 7. Câu: “Chuồn chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn” thuộc mẫu câu nào? a. Ai – là gì? b. Ai- thế nào? c. Ai- làm gì? 8. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Ngày nọ, một cơn bão ập đến” trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao? 9. Từ trong bài đồng nghĩa với chăm chỉ là: a. Cặm cụi. b. Siêng năng. c. Mải miết.

2 đáp án
87 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
27 lượt xem

Đề 3 Bài 1: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh a) Mặt trời mới mọc đỏ ối. b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc. Bài 2: Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu câu. Em viết lại đoạn văn cho đúng chính tả sau khi đặt dấu câu vào chỗ thích hợp: Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi. Bài 3: Hãy viết một đoạn văn (từ 7- 8 câu) kể về một việc tốt em đã làm ở lớp (hoặc ở nhà) mà em cảm thấy phấn khởi và thích thú nhất. ĐỀ 4 Bài 1 : Gạch chân các hình ảnh so sánh trong mỗi câu sau? a, Trăng tròn như cái đĩa. b, Má em bé hồng như quả cà chua. Bài 2 : Điền vào chỗ trống chiều hay triều? Buổi ... , thuỷ ... , ...... đình, .... chuộng. Bài 3 : Đặt hai câu trong đó một câu có sử dụng dấu hai chấm một câu sử dụng dấu chấm than? Bài 4 : Đọc đoạn thơ sau : Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt . Tìm và ghi lại các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu thơ trên. Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu kể về một loài hoa mà em yêu thích trong đó có sử dụng một hình ảnh nhân hoá và một hình ảnh so sánh. ĐỀ 5 Bài 1. Cho các từ: Cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, bùi ngùi, tự hào. Xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm. - Nhóm 1: Đặt tên: - Nhóm 2: Đặt tên: Bài 2. Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Về chủ đề gia đình. Bài 3. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp để điền vào chỗ chấm. - Con thuyền trôi........ như đang nghỉ ngơi trên sông. - Bé.............. bài tập rồi....................... ti vi Bài 4. Tìm những hình ảnh so sánh sự vật với con người và con người so sánh với sự vật. Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh sự vật với con người, 1 câu có hình ảnh con người so sánh với sự vật. Bài 5.Trường em có một cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Cô là một tấm gương lao động quên mình, thương yêu học trò. Hãy kể về cô.

2 đáp án
139 lượt xem

Câu 1: Cho các từ sau: Nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm. a. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật. b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn. Câu 2: Hãy đặt dấu phẩy cho đúng vào các câu sau: a. Xa xa những ngọn núi nhấp nhô mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ. b. Một biển lúa vàng vây quanh em hương lúa chín thoang thoảng đâu đây. Câu 3: a)Tìm từ gần nghĩa với từ: Khai trường, cần cù. giang sơn . b)Tìm 3 từ ghép có : “quốc” đứng trước và giải nghĩa từng từ . Câu 4: Em đã được nghe, được đọc những mẩu chuyện về các nhà khoa học. Họ là những tấm gương trong học tập và lao động sáng tạo. Hãy kể lại một câu chuyện mà em nhớ nhất. Đề 2 1/ Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi. a) Từ chỉ màu sắc:…….. b) Từ chỉ đặc điểm:….. 2/ Đọc các câu văn sau rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Thế nào?” a) Nước hồ mùa thu trong vắt. b) Trời cuối đông lạnh buốt. c) Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm. 3/ Viết mỗi câu sau và dùng dấu phẩy đúng chỗ trong mỗi câu: a) Nói về kết quả học tập của em ở học kì I. b) Nói về việc làm tốt của em và mục đích của việc làm ấy. 4/ Đọc câu sau: Một rừng cờ đỏ bay phấp phới trên sân vận động ngày khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng. Từ rừng trong câu trên có ý nghĩa gi? 5/ Tập làm văn: Em đã từng tham gia làm vệ sinh đẹp làng, sạch phố. Hãy kể lại việc làm đó của em.

2 đáp án
112 lượt xem

Câu 49: Gạch chân sự vật so sánh trong câu sau: Trăng tròn như cái dĩa. Câu 50: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu: “ Nước trong leo lẻo cá đớp cá Trời nắng chang chang người trói người” a. nước, cá, người. b. nắng chang chang, nước trong veo. c. đớp, trói. d. a,b,c đều sai Câu 51 Tìm 2 từ chỉ gộp những người trong gia đình. ......................................................................................................................................... Câu 52: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây . Ông em bố em và chú em đều thợ mỏ . Câu 53: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm : Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân . ......................................................................................................................................... Câu 54: câu “ Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá” thuộc mẫu câu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. a,b,c đều sai Câu 55: Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai là gì?” a. Người mẹ không sợ Thần Chết. b. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. c. Người mẹ là người rất dũng cảm. d. Tất cả đều sai Câu 56: Bộ phận gạch chân trong câu : “ Anh Kim Đồng rất bình tĩnh và nhanh trí. ” Trả lời cho câu hỏi nào ? a. Là gì ? b. Làm gì ? c. Thế nào ? d. Tất cả đều sai Cậu 57. Câu “ Thành phố sắp vào thu” thuộc mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. a, ,c đều sai Câu 58: Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉhoạt động là : a.Vất vả. b. Đồng tiền . c. Làm lụng. d. mới biết Câu 59: Trong câu: Đàn sếu đang sải cánh trên cao . a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Cả a, b, c đều sai. Câu 60: Gạch chân từ chỉ trạng thái trong câu sau: Ông đang rất buồn. Câu 61: Những từ ngữ nào chỉ gộp những người trong gia đình? a. Công nhân, nông dân, trí thức. b. Ông bà, cha mẹ, anh chị. c. Thầy giáo, cô giáo, học sinh. d. Chú bác, các thầy, con cái. Câu 62: Gạch 1 gạch trả lời bộ phận “Ai”, gạch 2 gạch trả lời cho bộ phận “Làm gì”? Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. Câu 63: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau: Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh giống như một bông sen trắng khổng lồ. Câu 64: Câu nào sau đây không có hình ảnh so sánh. a) Hoa cau rụng trắng ngoài hè. b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa. c) Tiếng mưa trong rừng cọ như ào ào trận gió. d) Câu a , c đều đúng. Câu 65: Thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu có hình ảnh so sánh a) Những cánh diều liệng trên trời như................................................................ b) Mắt chú mèo nhà em tròn xoe như........ ....................................................... c) Những đám mây trắng nõn như...... ..................................................... Câu 66: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được câu có hình ảnh so sánh. Ông lão cười vui như………………………. . Câu 67: Trong câu “ Có làm lụng vất và người ta mới biết quí đồng tiền.”. từ chỉ hoạt động là: a. Đồng tiền b. vất vả c. làm lụng d. Cả 3 ý dều đúng Câu 68. Câu “Quỳnh khẽ gật đầu chào lại” thuộc mẫu câu nào? a. Ai – làm gì ? b. Ai – là gì ? b. Ai – thế nào ? c. Cả câu a và c đúng. Câu 70. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy? a. Ếch con, ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. c. Ếch con, ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. d. Các câu a, b, c đều sai. Câu 71: a. Viết 3 câu có hình ảnh so sánh ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... b. Viết 3 câu có hình ảnh nhân hóa ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................…

2 đáp án
94 lượt xem

Câu 30. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh trong câu văn dưới đây: Ngựa phi nhanh như tên bay. Câu 31 . Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp: Đêm ấy, trời tối đen ……. mực. ( như,là, tựa ) Câu 32. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. Tiếng trống ngày tựu trường rộn rã như… (một đàn ong ca, tiếng trống hội , tiếng ve kêu) Câu 33. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. Giọng cô ấm như… (nắng mùa thu, đàn ong ca, tiếng thác) Câu 34. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. Tiếng ve đồng loạt cất lên như……………………………………………………….. (một dàn đồng ca, đàn ong ca, đàn chim hót) Câu 35. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ông ngoại đèo tôi đến trường. ......................................................................................................................................... Câu 36. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. ......................................................................................................................................... Câu 37. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. (Ai âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng?) ......................................................................................................................................... Câu 38. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. ......................................................................................................................................... Câu 39. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Em là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường. ......................................................................................................................................... Câu 40. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập. ......................................................................................................................................... Câu 41. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. ......................................................................................................................................... Câu 42. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ. ......................................................................................................................................... Câu 43. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ba mẹ dẫn tôi đi chơi. ......................................................................................................................................... Câu 44: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào? a. Ai làm gì? B.Ai thế nào? C.Ai là gì? Câu 45. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh. Câu 46/ Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” Bà nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. Câu 47: Đàn cá đang tung tăng bơi lội. Từ chỉ hoạt động là? a. Đàn cá b. đang tung tăng c. bơi d. tung tăng bơi lội Câu 48: Câu nào có sự vật so sánh ? a.Trẻ em như búp trên cành b.Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan.

2 đáp án
110 lượt xem

Hãy đổi ngược lại Một họa sĩ trẻ tuổi đến gặp danh họa A-đôn Vôn Men-gien để xin lời khuyên thành công trong sự nghiệp. - Tôi vẽ một bức tranh không đến một ngày nhưng không hiểu tại sao muốn bán được nó lại mất cả năm trời? Men-gien suy nghĩ một hồi rồi nói với anh ta: - Cậu thử đổi ngược xem! Anh thanh niên hỏi lại: - Ý ngài là sao cơ? Men-gien đáp: - Đổi ngược - tức là cậu bỏ hẳn một năm trời để vẽ, có khi chỉ cần một ngày là bán được tranh! - Nhưng như thế thì chậm quá! - Chàng thanh niên ngạc nhiên thốt lên. Lúc này, Men-gien nhỏ nhẹ nói: - Đúng vậy! Sáng tác nghệ thuật là lao động gian khổ, không thể có chuyện đi đường tắt đâu. Cậu hãy nghĩ cho kỹ đi! Chàng thanh niên đó đã nhận được một lời khuyên chân thành từ Men-gien. Sau khi về nhà, anh không ngừng khổ luyện, ra sức tìm tòi, suy nghĩ mất gần cả năm trời mới vẽ được một bức tranh. Quả nhiên, bức tranh này đã bán được chỉ trong vòng một ngày. (Theo Hạt giống tâm hồn) Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái tr¬ước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1 (0,5 đ). Người họa sĩ trẻ đã thắc mắc với Men-gien điều gì? a. Làm thế nào để thành công trong sự nghiệp hội họa? b. Tại sao phải mất cả năm trời để bán một bức tranh cần không đến một ngày để vẽ? c. Làm thế nào để vẽ tranh nhanh và đẹp? Câu 2 (0,5 đ). Men-gien đã khuyên người họa sĩ trẻ điều gì? a. Vẽ các bức tranh ngược. b. Vẽ mỗi bức tranh trong thời gian dài. c. Đầu tư thời gian để vẽ tranh. Câu 3(0,5đ). Câu văn nào dưới đây nêu được ý nghĩa câu chuyện? a. Cậu thử đổi ngược xem! b. Sáng tác nghệ thuật là lao động gian khổ, không thể có chuyện đi đường tắt được đâu. c. Chàng thanh niên đó đã nhận được một lời khuyên chân thành từ Men-gien. Câu 4(0,5đ): Em đã làm được việc gì thể hiện sự khổ luyện trong học tập? Câu 5 (1 đ). Đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận được in đậm trong các câu sau: a. Có tiếng chim hót véo von trong vườn. …………………………………………………………………………….................................................................................................................................................... b. Sau khi về nhà, anh không ngừng khổ luyện. ………………………………………………………………………….......…............................................................................................................................................. Câu 6 (1 đ). Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống cho thích hợp: Lý Thường Kiệt là nhà quân sự chính trị kiệt xuất và nhà văn Việt Nam đời Lý năm 1075 Lý Thường Kiệt đã tham gia chỉ huy tấn công đồn lũy của giặc ở mặt Bắc tiêu diệt phần lớn lực lượng của giặc. Câu 7(0,5 đ). Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh nhân hóa? Trong bức tranh, những cánh chim cứ ………………………bên các gốc cây. Câu 8 (0,5 đ) : Hãy tìm và viết ra một câu văn trong bài thuộc mẫu câu Ai là gì? …………………………………………………………………………………............……………………………………………………………………………………. Câu 9(1 đ). Viết tiếp vào chỗ chấm để mỗi dòng sau thành câu: a. Để có sức khỏe tốt,……………………………………………………….. b. Nhờ siêng năng luyện tập,………………………………………………… PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM). 1. Chính tả: (Nghe- viết) (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Quần đảo Trường Sa” 2. Tập làm văn: (6 điểm) Năm học vừa qua, lớp em cùng toàn trường đã làm được nhiều việc tốt để bảo vệ môi trường của trường, lớp được xanh, sạch, đẹp. Hãy viết một đoạn văn kể về công việc bảo vệ môi trường của các bạn trong lớp em. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2 đáp án
60 lượt xem

Câu 16:Câu “ Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con” thuộc mẫu câu nào em đã học? a. Ai làm gì? B.Ai là gì? C.Ai thế nào?. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 17: Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉ hoạt động là : a.Vất vả b. Đồng tiền . c. Làm lụng. Câu 18: Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? là: a) Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. b) Bé con đi đâu sớm thế? c) Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy! Câu 19:Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào? Là: a) Nào, bác cháu ta lên đường! b) Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. c) Trả lời xong, Kim Đồng quay lại. Câu 20:Câu văn có hình ảnh so sánh là: a) Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai tay. b) Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. c) Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Câu 21: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? nói về anh Kim Đồng: ......................................................................................................................................... Câu 22: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: Tháng mười một vừa qua trường em tổ chức hôi thi văn nghệ thể thao để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11. Câu 23/ Trong câu văn: “Bố là niềm tự hào của cả gia đình tôi”. Là kiểu câu nào? a. Ai là gì? B. Ai thế nào? C.Ai làm gì? Câu 24/ Dòng nào thể hiện là khái niệm của từ “cộng đồng” a. Những người cùng làm chung một công việc. b. Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau. c. Những người cùng nòi giống. Câu 25/ Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau: A. Thông minh - sáng dạ b.Cần cù - chăm chỉ c.Siêng năng - lười nhác Câu 26/ Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả? a. Cư xử, lịch xự. B.Cơm chín, chiến đấu c.Dản dị, huơ vòi Câu 27/ Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của người học sinh: a. Trong giờ học còn hay nói chuyện. b. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp. c. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần. Câu 28/ Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau: a. Siêng năng - lười nhác b.Thông minh - sáng dạ c.Cần cù - chăm chỉ Câu 29/ Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” Hòa giúp mẹ xếp ngô lên gác bếp.

2 đáp án
29 lượt xem

BÀI TẬP ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Tán bàng xòe ra giống như…. (Cái ô, mái nhà, cái lá) Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh. Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao , mặt trời) Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh. a. Những chú gà con chạy như lăn tròn. b. Những chú gà con chạy rất nhanh. c. Những chú gà con chạy tung tăng. Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Tiếng suối ngân nga như…………………….. Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Mặt trăng tròn vành vạnh như……………… Câu 6. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Trường học là…………………. Câu 7. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Mặt nước hồ trong tựa như………….. Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Sương sớm long lanh như …….. (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát) Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Nước cam vàng như…………… (mật ong,lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín) Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Hoa xoan nở từng chùm như………….. (những chùm sao,chùm nhãn , chùm vải) Câu 11/ Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’ Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Câu 12/ Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’ Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà. Câu 13) Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. ………………………………………………………………………………………… Câu 13: Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Cái gì thế nào? Câu 14: Câu ‘ Em còn giặt bít tất’ thuộc mẩu câu a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? C.a, b đều đúng d. a, b đều sai Câu1 5: : Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm : Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả

2 đáp án
147 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem