Câu 1: Cho các từ sau: Nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm. a. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật. b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn. Câu 2: Hãy đặt dấu phẩy cho đúng vào các câu sau: a. Xa xa những ngọn núi nhấp nhô mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ. b. Một biển lúa vàng vây quanh em hương lúa chín thoang thoảng đâu đây. Câu 3: a)Tìm từ gần nghĩa với từ: Khai trường, cần cù. giang sơn . b)Tìm 3 từ ghép có : “quốc” đứng trước và giải nghĩa từng từ . Câu 4: Em đã được nghe, được đọc những mẩu chuyện về các nhà khoa học. Họ là những tấm gương trong học tập và lao động sáng tạo. Hãy kể lại một câu chuyện mà em nhớ nhất. Đề 2 1/ Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi. a) Từ chỉ màu sắc:…….. b) Từ chỉ đặc điểm:….. 2/ Đọc các câu văn sau rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Thế nào?” a) Nước hồ mùa thu trong vắt. b) Trời cuối đông lạnh buốt. c) Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm. 3/ Viết mỗi câu sau và dùng dấu phẩy đúng chỗ trong mỗi câu: a) Nói về kết quả học tập của em ở học kì I. b) Nói về việc làm tốt của em và mục đích của việc làm ấy. 4/ Đọc câu sau: Một rừng cờ đỏ bay phấp phới trên sân vận động ngày khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng. Từ rừng trong câu trên có ý nghĩa gi? 5/ Tập làm văn: Em đã từng tham gia làm vệ sinh đẹp làng, sạch phố. Hãy kể lại việc làm đó của em.

2 câu trả lời

C1:

a)- Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc: nhập ngũ,thi hào,trẩy quân,chiến đấu,hi sinh, dũng cảm.

- Nhóm từ chỉ nghệ thuật:Mở màn, họa sĩ,réo rắt.

b)- Lượm đã hi sinh dũng cảm trên con đường liên lạc.

- Vì em đến muộn nên kịch đã mở màn.

C2:

a. Xa xa ,những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.

b. Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.

C3:

a) tụ trường,siêng năng,đất nước,...

b) Quốc kì là cờ đại diện của một quốc gia nào đó.
Quốc ca là bài hát đai dien cho quốc gia nào đó.
Quốc gia là một đất nước.

C4:Mk ko bt ạ

1.Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.

Từ in đậm và gạch chân ở dưới là từ chỉ màu sắc.

Từ in đận ko gạch chân là từ chỉ đặc điểm.

2.a) Nước hồ mùa thu trong vắt.

b) Trời cuối đông lạnh buốt.

3.

- Cuối kì 1,em được học sinh xuất sắc.

- Em đã giúp một cụ già quang đường,cụ sẽ không cảm thấy khó khăn trong việc sang đường nữa.

4.

Từ "rừng" trong câu trên có ý nghĩa là nhiều

5. Mk chưa từng tham gia vệ sinh nên mk ko bt mong bạn thông cảm!!!

#xin hay nhất#

Câu 1:

a,

-Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc : Nhập ngũ, trẩy quân, chiến đấu, hi sinh, dũng cảm

-nhóm từ chỉ nghệ thuật: Thi hào, họa sĩ, mở màn, réo rắt

b,

- Chúng ta nên dũng cảm nhận lỗi sai của mình.
- Buổi diễn xiếc hôm nay có một pha mở màn cực kì đẹp mắt.

Câu 2:

a, Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
b, Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.

Câu 3:

a,
- Khai trường: Khai giảng,...
- Cần cù: chẳm chỉ, siêng năng,...
- Giang sơn: sông núi, nước non,...
b,
- Quốc gia: nước nhà
- Quốc dân: nhân dân trong 1 nước
- Quốc vương: vua của một nước

Câu 4:

 Bài làm

 Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn "Những mẩu chuyện đạo đức của Bác Hồ" khiến em nhớ mãi về Bác. Hàng ngày, Bac luôn căn dặn những chú cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, Bác và các chú có đến thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa đến chùa, các vị sư liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi thức như mọi người đến lễ chùa.

Trên đường về nhà, chiếc xe vừa đi đến một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và các phương tiện giao thông. Chiếc xe trở bác và các chú cảnh vệ dừng lại. Các chú lo lắng, nếu mọi người trông thấy Bác thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người bàn bạc và định cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: "Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình."

Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất ân hận và xúc động trước tinh thần gương mẫu của Bác. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Đề 2:

1.Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọngvàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.

Từ in đậm và gạch chân ở dưới là từ chỉ màu sắc.

Từ in đận ko gạch chân là từ chỉ đặc điểm.

2.a) Nước hồ mùa thu trong vắt.

b) Trời cuối đông lạnh buốt.

c,Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.

3.

- Cuối kì 1, em đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.

- Em đã đem một cái ví đến đồn cảnh sát tìm lại người đánh mất, qua đó sẽ giúp người đó cẩn thận hơn trong việc giữ đồ

4.

Từ "rừng" trong câu trên có ý nghĩa là nhiều

Xin câu trả lời hay nhất nha e