• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
45 lượt xem
1 đáp án
86 lượt xem
2 đáp án
214 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan. (2)Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế. […] (3) Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt - ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội. Câu 1 : chỉ ra hình thức lập luận của đoạn 2 Câu 2 : PCNN của văn bản Câu 3 : chỉ ra 1 phép tu từ trong đoạn 2 và nêu tác dụng Câu 4 : thông điệp nào có ý nghĩa nhất ?

2 đáp án
121 lượt xem

Ngày 18-5: 15h chiều chủ nhật (16-5), lớp nhận lệnh tham gia chống dịch. 16h chiều cả khóa tập huấn. 19h tối, 150 học viên đã gói xong balô sẵn sàng lên đường. Trong đoàn quân 150 người đó có mình. Thế nên khi nhận lệnh để 60 người đi trước, những người còn lại ở nhà chờ chỉ thị tiếp theo, mình thấy hẫng mất 1 nhịp. Bắc Giang quê mình đang ngày ngày có thêm hàng chục ca mắc mới. Có những cán bộ y tế làm công tác xét nghiệm ở lab 24/24, làm việc 20 giờ/ngày. Có người anh của mình tham gia lấy mẫu xét nghiệm tới 3h sáng. Ngay tại huyện mình đã ghi nhận một vài trường hợp F0, F1. Và mình đã tuột mất cơ hội quay về để làm một điều gì đó cho quê hương… …Khao khát những điều mới lạ có lẽ là đặc quyền của tuổi trẻ. Khi máu còn nóng và thời gian còn nhiều, có ai lại không muốn đi kiếm tìm những lần đầu? (Nhật ký của người lính quân y Mai Tiến Dũng trong 'tâm dịch': Cuộc chiến này, chúng ta nhất định sẽ thắng – Mai Tiến Dũng. https://tuoitre.vn) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Khao khát những điều mới lạ có lẽ là đặc quyền của tuổi trẻ”?(0,5 điểm) Câu 3. Nhận xét về thái độ, cảm xúc của người viết thể hiện trong đoạn trích.(1.0 điểm) Câu 4. Trong đoạn đoạn trích, thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị là gì? Tại sao? (1.0 điểm)

1 đáp án
52 lượt xem
2 đáp án
47 lượt xem

Bài học: HỌC CÁCH ĐI ĐỨNG Một vị ẩn sĩ cùng các đệ tử của mình họp mặt ở nhà khách. Ông quyết định rằng những người nào qua được kỳ sát hạch cuối cùng thì sẽ cho "tốt nghiệp " và xuống núi. Vị ẩn sĩ trầm ngâm một chút rồi nói: "Hôm nay các con cùng với Thầy đi dạo vườn hoa. Hễ ai biết phải đi đứng ra sao cùng người trên thì đã nắm vững được lẽ sống ở đời rồi ". Khi ông bước ra vườn, các đệ tử nhìn nhau rồi nhất loạt đi thụt lùi phía sau. Đi được một đoạn thì người thầy dừng lại. Ông quay lại nhìn học trò và nói: Đi như thế này thì Thầy là người mở đường cho các con sao? Nghe vậy, các đệ tử hoảng hồn, họ vội vàng chạy lên phía trước. Đi được một đoạn, vị ẩn sĩ dừng lại và nói: Ái chà! Đi đứng như vậy thì ta là người tùy tùng mất thôi. Các đệ tử dừng lại, nhìn nhau và suy nghĩ một lúc. Họ quyết định đi ngang với Thầy của mình. Đi được một lúc thì vị ẩn sĩ dừng lại và nói: "Thầy và trò sao lại đi ngang hàng với nhau, làm như vậy coi không được. Nghe đến đây, các đệ tử không dám đi nữa, họ đứng nép một bên và xin Thầy chỉ bảo phải đi đứng ra sao. Lúc này vị ẩn sĩ nói: Đi đứng ra sao không quan trọng. Chỉ cần lòng mình thanh thản là được. Các con phải biết đi trước, khi cần gánh lấy khó khăn trách nhiệm. Hãy đi sau mọi người, khi được hưởng quyền lợi hay danh vọng. Nên đi ngang hàng với những người nghèo khổ, họ đang cần các con giúp đỡ. Đừng nên nhìn xung quanh để quyết định mình đi đứng ra sao. Bây giờ, các con hãy ra đi với tấm lòng rộng mở và quảng đại, thế là đủ NẾU ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA ĐỆ TỬ BẠN NÊN CHỌN CÁCH NÀO ĐỂ THẦY CHO XUỐNG NÚI? GIẢI DÙM MÌNH VỚI ❤️

1 đáp án
106 lượt xem

Các em học sinh yêu mến, Trong cuộc sống của chúng ta có một thứ gọi là tài năng ... Tài năng không phải bẩm sinh đã có. Bẩm sinh chỉ là năng khiếu, là khả năng, là tiềm năng. Năng khiếu và tiềm năng phải qua tôi rèn nghiệt ngã, lâu dài, bền bỉ mới có thể thành tài năng. Ai đó được xem là tài năng là một may mắn, một hạnh đắc, nhưng cũng là một thử thách lớn...Cần nhấn mạnh là tài năng chỉ qua tôi rèn hun đúc đặc biệt mới có... Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí...Có người lập chí cho việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho đất nước, cho con người. Người chí hướng nhỏ hẹp sẽ dễ thỏa mãn, người chí lớn sẽ đi xa. Với người có năng lực vừa phải, chí lớn có thể khiến họ tự vượt lên chính mình. Người giỏi, chí lớn sẽ phát huy được năng lực, vươn tới thành tựu lớn và người có tài năng thì chí lớn sẽ thành nghiệp lớn dời non lấp bể ...Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng... Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt hơn 800 năm, có hai lối đi nhỏ, một mang tên Thành đức, một mang tên Đạt tài. Người xưa đặt vậy là vì mong người học tài đức vẹn toàn. Mong các em vừa thành đạt với ý nghĩa ấy, sống hạnh phúc và bình yên. (Trích Bài phát biểu của PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội trong lễ khai giảng tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ngày 5/9/2018) Câu 1. Theo tác giả/đoạn trích, “năng khiếu” và “tài năng” có mối quan hệ với nhau như thế nào? Câu 2. Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng”? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn sau: Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí...Có người lập chí cho việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho đất nước, cho con người. Câu 4. Hai lối nhỏ mà người xưa xây dựng ở Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội có mang tên “Thành đức” và “Đạt tài”, em sẽ chọn “lối đi nào” để vào đời? Vì sao?

2 đáp án
113 lượt xem
2 đáp án
63 lượt xem
1 đáp án
64 lượt xem
2 đáp án
65 lượt xem