Có câu chuyện kể rằng một con con bướm bay vào từ cửa sổ đang mở. Sau một hồi bay lượn khắp phòng, nó bắt đầu hoảng hốt khi không tìm thấy lối ra. Sau nhiều lần cố gắng bay từ trái qua phải, nó vẫn không thể bay ra khỏi nhà. Bạn có biết vì sao con bướm này lại không thể bay ra khỏi đó không? Đó là bởi nó luôn tìm kiếm một lối thoát trong khoảng không gian trên cao của căn phòng mà nhất quyết không chịu bay xuống thấp hơn, nơi có những cửa sổ đang mở và cũng chính là lối nó đã bay vào. Cuối cùng con bướm không chịu bay thấp này đã cạn năng lượng và chết vì kiệt sức. Trong cuộc sống này có không ít người giống như con bướm kia, luôn than phiền rằng cuộc đời ngày càng khó khăn, cánh cửa thành công khép lại với mình nhưng không chịu nhìn sự việc theo một hướng khác. Thực tế là không phải khi nào cánh cửa hi vọng, thành công cũng sẽ vừa với chúng ta. Người không ngoan chính là biết khi nào nên đi thẳng, khi nào nên cúi người. Ở đời, học được cách cúi đầu đúng lúc chính là một loại trí tuệ. Cúi đầu không phải thể hiện sự tự ti hay kém cỏi mà bởi phải có dũng khí mới có thể cúi đầu trước những sai lầm của mình, cúi đầu để học hỏi và phát triển. Trong cuộc sống, con người ta không ai có thể tránh khỏi những sai lầm. Điều quan trọng hơn là cách ta đối mặt ra sao, sửa sai sau đó thế nào. Người biết cúi đầu thừa nhận lỗi lầm của bản thân chính là người can đảm, khôn ngoan nhất. Học cách cúi đầu không phải để ngã, mà là để đứng tốt hơn và vững chắc hơn! (Theo Bảo Anh - Báo điện tử Eva ngày 17/10/2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (0.75đ) Câu 2. Vì sao con bướm không thể bay ra khỏi căn phòng (0.75đ) ? Câu 3. Từ "cúi đầu" trong đoạn trích được hiểu theo nghĩa nào? (1.0 đ) Câu 4. Anh/ chị có cho rằng Người biết cúi đầu thừa nhận lỗi lầm của bản thân chính là người can đảm, khôn ngoan nhất không? Vì sao? (1.5 đ)
2 câu trả lời
1- Phương thức biểu đạt trên là phương thức tuyên truyền - tự sự
2-Đó là bởi nó luôn tìm kiếm một lối thoát trong khoảng không gian trên cao của căn phòng mà nhất quyết không chịu bay xuống thấp hơn, nơi có những cửa sổ đang mở và cũng chính là lối nó đã bay vào. Cuối cùng con bướm không chịu bay thấp này đã cạn năng lượng và chết vì kiệt sức.
3- Cúi đầu ở đây là cúi đầu để học hỏi và để thành công
4-Em có cho là thế, bởi vì người biết can đảm, khôn ngoan là người biết cúi đầu để học hỏi những điều hay và để thành công hơn, từ đó họ sẽ được thành công "sủng ái" đi đến đâu cũng phải cúi đầu để học giỏi thì sẽ luôn luôn thành công
Chúc bn hok tốt!!!
`1)` Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích : Tự sự + nghị luận
`2)` Con bướm không thể bay ra khỏi căn phòng vì nó luôn tìm kiếm một lối thoát trong khoảng không gian trên cao của căn phòng mà nhất quyết không chịu bay xuống thấp hơn , nơi có những cửa sổ đang mở và cũng chính là lối nó đã bay vào .
`3)`Từ " cúi đầu " trong đoạn trích được hiểu theo nghĩa là sự nhẫn nhục, thừa nhận những mặt bản thân yếu kém để khắc phục và cầu tiến .
`4)` Tôi đồng ý với ý kiến đó . Vì :
+ Việc biết thừa nhận mình sai , biết khắc phục và muốn học hỏi chính là sự can đảm mà không phải ai cũng có được .
+ Biết cúi đầu thì mới ngẩng đầu được . Biết nhận lỗi , biết cái sai bản thân thì mới có thể khắc phục được . Đó chính là sự khôn ngoan , sự quyết đoán nhất .