• Lớp 12
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX ở Việt Nam? A. Có hai xu hướng chính là bạo động và cải cách. B. Gắn nhiệm vụ cứu nước với canh tân đất nước. C. Lãnh đạo là tầng lớp sĩ phu phong kiến tư sản hóa. D. Có mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến độc lập. Câu 2: Nội dung nào sau đây là điểm chung về mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ giai đoạn 1945-1973 và 1973-1991? A. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh. B. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước XHCN. C. Thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới. D. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Câu 3: Sau khi thất bại ở Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp phải chuyển sang kế hoạch nào sau đây? A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh nhanh thắng nhanh. C. Chinh phục từng gói nhỏ. D. Đánh điểm, diệt viện. Câu 4: Giai cấp nào sau đây là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Tư sản dân tộc. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 5: Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trước tình trạng ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929? A. Thực hiện chủ trương đoàn kết quốc tế. B. Xây dựng khối liên minh công - nông. C. Cần đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. D. Kết hợp nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Câu 6: Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930? A. Là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. B. Quy mô phong trào diễn ra rộng lớn ở Bắc Kì và Trung Kì. C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân tham gia. D. Có hình thức đấu tranh quyết liệt và phong phú, triệt để hơn. Câu 7: Nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào sau đây trong những năm 1954-1975? A. Tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô lớn. B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Làm nghĩa vụ hậu phương đối với Lào và Campuchia. D. Xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

2 đáp án
103 lượt xem

Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (Tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là A. "Đại hội xây dựng CNXH" B. "Đại hội kháng chiến thắng lợi" C. "Đại hội kháng chiến toàn dân" D. "Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc" __Câu 2: Mĩ chuyển sang chiến lược "VN hóa chiến tranh" (1969 - 1973) ở miền Nam Việt vì thất bại A. Trận Vạn Tường B. Của cuộc chiến "Chiến tranh cục bộ" C. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất D. Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 __Câu 3: cuối năm 1974 đầu năm 1975, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất của Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam là A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền sài gòn B. Miền bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến ở Miền Nam C. lực lượng thay đổi có lợi cho ta nhất là sau chiến thắng Phước Long D. quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam __Câu 4: Từ năm 1950 đến 1973, điểm khác biệt của Nhật Bản và các nước tây âu trong mối quan hệ ngoại giao với Mĩ là: A: Đối đầu cạnh tranh quyết liệt với Mĩ B: Liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ C: tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Mĩ D: Ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào Mĩ

2 đáp án
93 lượt xem

-Giúp em với ajh, em đang gấp, cảm ơn mọi người nhiều! ___Câu 1: Nguyên nhân khách quan nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi? A. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt Phát xít Italia B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật bản C. Bọn phản cách mạng trong nước hoang mang D. Nhật tuyên bố đầu hàng phe đồng minh ___Câu 2: Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc (tháng 12 - 1946) chống thực dân Pháp xâm lược vì A. quân Pháo khiêu khích, gây thảm sát ở Hà Nội B. Chúng ta muốn hòa bình xây dựng đất nước C. Nền độc lập, chủ quyền nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng D. thực dân Pháp không thực hiện những điều kiện đã kí kết ___Câu 3: Thắng lợi nào sau đây có ý nghĩa "Từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam" Việt Nam? A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng B. Chiến dịch Tây Nguyên C. Chiến dịch Hồ Chí Minh D. Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định ___Câu 4: Ý nghĩa nào sau đây không phải là điểm tương đồng về chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2? A. nhận viện trợ và trở thành đồng minh của Mỹ B. Xâm lược trở lại các nước thuộc địa của Châu Á C. Vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước D. Ứng dụng Khoa học - Kỹ thuật vào Sản xuất

2 đáp án
30 lượt xem

Chọn A B C D thôi. Đang cần gấp đáp án Câu 21: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình. C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga (1905 - 1907). B. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây. C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp. D. Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Câu 23: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh A. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời. C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.   Câu 24: Trong những năm 1973 - 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường diễn ra xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái ngắn, chủ yếu là do A. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. B. thị trường tiêu thụ hàng hoá bị thu hẹp đáng kể. C. sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu. D. sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ. Câu 25: Thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) chủ yếu là do A. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ. B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu. D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu. Câu 26: Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào dưới đây? A. Phong trào dân chủ 1936 - 1939. B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925. C. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Câu 27: Trong những năm 1953 - 1954, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã A. công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng nên. B. tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Nava. C. viện trợ cho Pháp triển khai kế hoạch quân sự Rơve. D. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Câu 28: Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào? A. Đông Dương hoá chiến tranh. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Việt Nam hoá chiến tranh. D. Chiến tranh cục bộ. Câu 29: Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. B. Hệ thống tư bản chủ nghĩa suy yếu. C. Quốc tế Cộng sản được thành lập. D. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. . (Xem thêm ở phần Hỏi Chi Tiết)

2 đáp án
91 lượt xem

Chọn A B C D thôi. Đang cần gấp đáp án Câu 1: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là A. trật tự hai cực Ianta. B. trật tự hai cực Đông -Tây. C. trật tự hai cực Xô – Mĩ. D. trật tự Vécxai - Oasinh tơn. Câu 2: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của tổ chức nào? A. ASEAN. B. Liên minh châu Âu. C. Liên hợp quốc. D. Liên minh châu Phi. Câu 3: Trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M.Goocbachốp và G.Buse (cha) đã cùng tuyên bố vấn đề gì? A. Tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. B. Tuyên bố chấm dứt việc chạy đua vũ trang. C. Hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt. D. Cùng nhau giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại. Câu 4: Quốc gia nào dưới đây đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên? A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Trung Quốc. D. Liên Xô. Câu 5: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới vào những năm đầu thế kỉ XXI là A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Mĩ. Câu 6: Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới từ sau A. cuộc “Cách mạng trắng”. B. cuộc “Cách mạng chất xám”. C. cuộc “Cách mạng xanh”. D. cuộc “Cách mạng khoa học- kỹ thuật”. Câu 7: Từ 1945 - 1952, Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế là dựa vào A. sự giúp đỡ của lực lượng Đồng minh. B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” . C. nguồn viện trợ của Mĩ. D. sự chi viện của Liên hợp quốc. Câu 8: Tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh được thành lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và tồn tại đến nay là A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. Liên minh châu Phi (AU). C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Liên minh châu Âu (EU). Câu 9: Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân dẫn đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? A. Đảng Lập hiến. B. Hội Phục Việt. C. Cộng sản đoàn. D. Tâm tâm xã. Câu 10: Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là A. Nam Đồng thư xã. B. Quan hải tùng thư. C. Cường học thư xã. D. Tâm tâm xã. Câu 11: Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào? A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân. B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn. C. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ. Câu 12: Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào từ ngày 16 đến 17/8/1945 đã quyết định thành lập A. Uỷ ban lâm thời khu giải phóng. B. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. C. Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Chính phủ liên hiệp quốc dân. Câu 13: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào với danh nghĩa là quân Đồng minh vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản? A. Anh và Ấn Độ. B. Trung Hoa Dân quốc và Anh. C. Anh và Pháp. D. Trung Hoa Dân quốc và Mĩ. Câu 14: Ngày 9/11/1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua A. quyết định thành lập Uỷ ban hành chính các cấp. B. đổi tên Vệ quốc Đoàn thành Quân đội Quốc gia. C. bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới. D. thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Câu 15: Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” là khẩu hiệu được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). C. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950). D. Tiến công chiến lược đông - xuân (1953 - 1954). Câu 16: Thắng lợi lớn đầu tiên trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ là A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Núi Thành. Câu 17: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ? A. Quân đội Sài Gòn. B. Lính đánh thuê. C. Quân viễn chinh Mĩ. D. Quân đồng minh. Câu 18: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước. D. chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 19: Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là A. Bến Tre. B. Châu Đốc. C. Vĩnh Long. D. Kon Tum. Câu 20: Trong những năm (1986 - 2000), nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A. Tiến hành đổi mới đất nước. B. Đấu tranh giành chính quyền. C. Đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

2 đáp án
74 lượt xem
2 đáp án
36 lượt xem