Chứng minh rằng văn hóa háo Đại Việt thời Lí - Trần - Hồ mang tính dân tộc sâu sắc. Mọi người giúp mình câu hỏi này với 🥰

2 câu trả lời

Văn hóa Lý - Trần - Hồ là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý - Trần - Hồ đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần- Hồ, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.

 Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý - Trần - Hồ là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật - Đạo và Nho. Gam màu nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ đã mang đậm tính dân gian.

 Đậm đà màu sắc Phật - Đạo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức khiêm tốn, văn hóa Lý- Trần- Hồ không bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín điều. Khái niệm "lễ" trong Nho giáo ở thời Lý- Trần-Hồ còn rất nhạt, thay vào đấy là tính cởi mở, nhân bản, gần gũi con người với một "mép lề phóng khoáng". Văn hóa Đại Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng.

 Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt.

 Trong khi những vương triều Lý - Trần - Hồ duy trì ở quốc gia Đại Việt phía bắc lãnh thổ Việt Nam ngày nay, thì ở phần đất phía nam, đã tồn tại vương quốc Champa với nền văn hóa gốc Nam Á và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Văn hóa Champa vừa là một thực thể độc lập, vừa có những mối giao lưu qua lại với Đại Việt.

 Thế kỷ XIII, sau cuộc chiến tranh trăm năm với Chân Lạp (1113-1220),Champa khôi phục nền độc lập. Cuối thế kỷ đó, Champa đã liên minh với Đại Việt chống quân Nguyên. Quan hệ Việt- Chăm trở nên tốt đẹp với cuộc viếng thăm Champa của vua Trần Nhân Tông và cuộc hôn nhân Huyền Trân- Chế Mân. Nhưng sau đó, quan hệ giữa 2 nước đã trở nên xấu đi, dẫn đến những cuộc xung đột Việt - Chăm cuối thế kỷ XIV. Cho đến năm 1471, Lê Thánh Tông đã sáp nhập phần lớn lãnh thổ Champa vào Đại Việt.

 Trong lịch sử, đã có nhiều quan hệ giao lưu hai chiều và hòa nhập văn hóa Chăm - Việt. Một số yếu tố văn hóa Chăm đã có mặt trong văn hóa Đại Việt như loại vải lĩnh (dệt ở Trích Sài, do một cung nữ Chăm truyền nghề). Các nhạc cụ trống cơm, đàn Bà lỗ, các điệu múa Tây thiên, các điệu hò Huế, các mô típ điêu khắc Garuda (chim thần), makara (thủy quái), kinnari (người đánh trống), apsara (tiên nữ) được tìm thấy ở chùa Phật Tích. Các truyện cổ tích Việt như Dạ thoa vương, Sọ dừa có nguồn gốc Chăm. Các thánh mẫu Bà chúa Ngọc (Hòn chén, Huê) là những hình ảnh dung hợp của Thiên Yana (Chăm) và Bà chúa Liễu (Việt).

 Mặt khác, văn hóa Đại Việt cũng đã ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Chăm, sau đó, tích hợp nó vào dòng chảy của cộng đồng văn hóa dân tộc Việt.

HỌC TỐT!!

Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.

Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôi thai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.

VOTE 5 SAO VÀ CHO MK XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm