Làm giúp mình câu này vs ạ,!... Câu hỏi sự biến đổi của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội việt nam dưới sự thống trị của thực dân pháp,?

2 câu trả lời

Năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái. Đến năm 1888, thành lập Quân khu Yên Bái. Ngày 20/8/1891, chúng thành lập các đạo quan binh ở Bắc Kỳ. Đạo quan binh 3 Yên Bái gồm có ba tiểu quân khu: tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Lào Cai và tiểu quân khu Tuyên Quang. Dưới tiểu quân khu có các đồn binh kiểm soát các khu vực trọng yếu. Năm 1896, Đạo quan binh 3 Yên Bái chuyển thành Đạo quan binh 4 Lào Cai, chỉ còn hai tiểu quân khu: tiểu quân khu Lào Cai và tiểu quân khu Yên Bái. Tư lệnh Đạo quan binh là sĩ quan quân sự nắm cả quân sự và dân sự. Về quân sự chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương; về dân sự quyền ngang Thống sứ Bắc Kỳ 1, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương (từ năm 1897 quyền của tư lệnh Đạo quan binh chỉ còn ngang quyền của Công sứ, chịu sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ).

Dưới ách thống trị, khai thác bóc lột của thực dân Pháp xã hội Yên Bái cũng như cả nước biến chuyển: từ xã hội phong kiến nhưng cực kỳ chậm phát triển, lạc hậu so với cả nước, chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến, ngoài các giai cấp, mâu thuẫn cũ, xuất hiện các giai cấp và mâu thuẫn xã hội mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến, ở phía Tây Bắc có phìa tạo cũng như các vùng dân tộc khác, quan hệ dân tộc, dòng họ tồn tại rất nhiều tàn dư cổ xưa. Có hai hình thức bóc lột chủ yếu là “cuông” và “khẩu nguột”. Nông dân (cuông) phải làm việc cấy, gặt và phục dịch không công cho các gia đình chủ phong kiến. Ruộng đất phân phát cho cuông nhiều hay ít là do ý muốn của chủ. Số khẩu nguột (tức tô) phải nộp  cho chủ cũng vậy. Ở Văn Chấn, tri châu, bang tá có đặc quyền, đặc lợi, được canh tác từ 6-10 mẫu ruộng chức, được hưởng 10-18 tấn thóc nguột/năm, có từ 50-100 nhà làm cuông. Còn bên dưới cỡ chánh, phó tổng, thống quán được canh tác từ 4-6 mẫu ruộng chức, 20-30 nhà làm cuông, được hưởng 5-9 tấn thóc nguột và 1/4 số thuế thân do họ quản lý. Ở vùng đồng bào Kinh, Tày, Nùng hình thức bóc lột tô là chủ yếu, giống như vùng đồng bằng và trung du. Giai cấp địa chủ ở Yên Bái ngoài một số ôm chân đế quốc, cấu kết với Pháp phản lại lợi ích dân tộc, trục lợi về kinh tế còn số đông có tinh thần dân tộc, yêu nước tiến bộ, khi phong trào cách mạng phát triển, họ đứng về phía nhân dân, ủng hộ cách mạng.

Giai cấp nông dân chiếm gần 90% dân số, nhưng chỉ chiếm gần 40% diện tích đất trồng trọt. Nông dân bị thực dân phong kiến đè nén, áp bức bóc lột nặng nề. Đời sống, đặc biệt trong những năm chiến tranh và thiên tai gặp muôn vàn khó khăn. Không chỉ bị bóc lột tô, cuông, họ còn bị bắt đi làm phu, cống nạp chủ khi săn được của ngon vật lạ, khi lễ tết. Về nguồn gốc, một bộ phận rất đông nông dân Yên Bái quê quán ở các tỉnh miền xuôi như Vĩnh Yên, Nam Định, Hà Đông, Thái Bình, Hưng Yên… bị đói rét buộc phải lên Yên Bái cày thuê, cấy rẽ, hoặc khai phá đất hoang lập nghiệp. Do bị áp bức, bóc lột nặng nề cho nên nông dân rất căm thù đế quốc, phong kiến. Khi có Đảng lãnh đạo, nông dân  là lực lượng đông đảo đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng.

Công nhân Yên Bái ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đầu tiên là lớp công nhân làm đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai (1899-1906); rồi đến đội ngũ thợ mỏ. Năm 1922 bắt đầu có công nhân đồn điền. Năm 1938 có công nhân ở xưởng Đề-pô Yên Bái. Năm 1939 công nhân Yên Bái có trên 500 người. Đời sống của công nhân rất cực khổ; chế độ làm việc khắc nghiệt, thời gian thường trên 10 tiếng một ngày; phương tiện lao động thô sơ, thiếu thốn; hay bị cúp phạt, sa thải; tai nạn lao động trầm trọng (năm 1927 mỏ than Minh Tiến sụt hầm làm 200 công nhân chết). Chính vì vậy, công nhân Yên Bái tích cực đấu tranh chống lại giới chủ; khi có tổ chức Đảng lãnh đạo đã cùng toàn dân đứng lên làm cách mạng, góp phần viết nên những truyền thống tốt đẹp.

Tầng lớp tư sản Yên Bái không nhiều, chia làm hai hạng khác nhau: số ít tư sản mại bản chung cổ phần với giới chủ Pháp - Nhật để cùng kinh doanh hàng lâm sản hoặc lập hiệu bán  buôn hàng của chủ Pháp cho các nhà buôn nhỏ. Họ gắn chặt quyền lợi kinh tế với thực dân Pháp và địa chủ phong kiến. Tuy nhiên cũng có một số bị cạnh tranh, chèn ép mạnh, bị các thế lực quan lại phong kiến ngăn cản mở rộng kinh doanh cho nên cũng bất bình với thực dân Pháp và phong kiến, có tinh thần độc lập.

Tầng lớp tiểu tư sản gồm có tiểu thương, tiểu chủ, những người làm thủ công, trí thức, viên chức, học sinh. Họ kinh doanh không mấy phát đạt, không có địa vị trong bộ máy thống trị của thực dân và tay sai, đời sống mọi mặt có nhiều khó khăn, phần lớn thấu hiểu, thông cảm với hoàn cảnh của công nhân và nông dân, có một bộ phận rất hăng hái tham gia cách mạng. Khi phong trào cách mạng phát triển, tuyệt đại đa số tầng lớp này đứng về phía dân tộc, ủng hộ, tham gia cách mạng. Nhiều cán bộ Đảng có tri thức, trí tuệ đầu tiên của Đảng xuất thân từ tầng lớp này.

Các tầng lớp xã hội ở Yên Bái đều chịu tác động hai mâu thuẫn cơ bản:  Một là, mâu thuẫn giữa nhân dân các dân tộc với đế quốc thực dân và bè lũ tay sai. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, đặc biệt gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết cấp bách bằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt, nhưng cần phải giải quyết dần dần theo yêu cầu của nhiệm vụ chống đế quốc và xây dựng xã hội mới, bằng nhiều biện pháp như vận động, giáo dục, thuyết phục.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm