• Lớp 12
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 1: Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương A. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. B. thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ. C. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến. D. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Câu 2: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là A. Anh. B. Liên Xô. C. Pháp. D. Mỹ. Câu 3: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô là A. đối đầu. B. hợp tác. C. đối tác. D. đồng minh. Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava? A. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. Câu 5: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia A. Hội Liên Việt. B. các Hội Phản đế. C. Mặt trận Việt Minh. D. các Ủy ban hành động. Câu 6: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào? A. Việt Nam Quốc dân Đảng. B. Hội Hưng Nam. C. Hội Phục Việt. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 7: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang A. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất. B. giữ vững và phát triển thế tiến công. C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị. D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược. Câu 8: Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong A. Chính sách kinh tế mới (NEP). B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Chính sách cộng sản thời chiến. D. Luận cương tháng Tư. Câu 9: Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi A. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”. B. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm. C. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. D. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất. Câu 10: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỷ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Việt Nam? A. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. C. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. D. Tập trung phát triển công nghiệp nặng. Câu 11: Nội dung nào dưới đây là hệ quả của toàn cầu hóa? A. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế. B. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. C. Giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. D. Giải quyết triệt để những bất công xã hội. Câu 12: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia A. độc lập, có chủ quyền. B. độc lập trong Liên bang Đông Dương. C. dân chủ, có chủ quyền. D. tự do trong Liên bang Đông Dương. Câu 13: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là A. Đại hội kháng chiến toàn dân. B. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Đại hội kháng chiến thắng lợi. Câu 14: Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào? A. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức. B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn. D. Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn. Câu 15: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì? A. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới. B. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp. C. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam. D. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến. Câu 16: Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít. B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. C. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật. D. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. Câu 17: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) cóđặc điểm gì? A. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp. B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng. C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.

2 đáp án
75 lượt xem

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nào? A. Công nghiệp hóa chất. B. Chế tạo máy. C. Luyện kim. D. Khai mỏ. Câu 2: I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công A. hành trình khám phá sao Hỏa. B. kế hoạch thám hiểm sao Mộc. C. hành trình chinh phục Mặt Trăng. D. chuyến bay vòng quanh Trái Đất. Câu 3: Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. B. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. C. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế. D. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. Câu 4: Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới. D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Câu 5: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 6: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là A. phát xít Nhật. B. đế quốc Pháp. C. đế quốc Pháp và tay sai. D. đế quốc Pháp - Nhật. Câu 7: Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12 - 1986 là A. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. B. hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước. C. đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng. D.hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Câu 8: Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. C. vĩ tuyến 16 vào Nam. D. vĩ tuyến 17 ra Bắc. Câu 9: Sau chiến thắng Đường số 14 - Phước Long của quân dân miền Nam Việt Nam (tháng 1 - 1975), chính quyền Sài Gòn đã A. đưa quân đến hòng chiếm lại nhưng thất bại. B. phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. C. nhanh chóng rút quân để bảo toàn lực lượng. D. phối hợp với quân đội Mỹ phản công tái chiếm. Câu 10: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi A. Đảng Dân chủ Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. Đảng Dân chủ Đông Dương. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 11: Vào giữa thế kỷ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách nào? A. Cải cách, mở cửa. B. Tự do tôn giáo. C. Bế quan tỏa cảng. D. Cải cách văn hóa. Câu 12: Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã A. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. B. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình. C. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản. Câu 13: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là nơi có A. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh. B. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng. C. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng. D. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập. Câu 14: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 - 1989) là A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. B. sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt. C. trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn. D. phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp. Câu 15: Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ A. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. B. quyền lực nhà nước chính thức thuộc về cơ quan hành pháp. C. nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước. D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước.

2 đáp án
82 lượt xem

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX ở Việt Nam? A. Có hai xu hướng chính là bạo động và cải cách. B. Gắn nhiệm vụ cứu nước với canh tân đất nước. C. Lãnh đạo là tầng lớp sĩ phu phong kiến tư sản hóa. D. Có mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến độc lập. Câu 2: Nội dung nào sau đây là điểm chung về mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ giai đoạn 1945-1973 và 1973-1991? A. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh. B. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước XHCN. C. Thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới. D. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Câu 3: Sau khi thất bại ở Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp phải chuyển sang kế hoạch nào sau đây? A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh nhanh thắng nhanh. C. Chinh phục từng gói nhỏ. D. Đánh điểm, diệt viện. Câu 4: Giai cấp nào sau đây là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Tư sản dân tộc. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 5: Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trước tình trạng ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929? A. Thực hiện chủ trương đoàn kết quốc tế. B. Xây dựng khối liên minh công - nông. C. Cần đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. D. Kết hợp nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Câu 6: Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930? A. Là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. B. Quy mô phong trào diễn ra rộng lớn ở Bắc Kì và Trung Kì. C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân tham gia. D. Có hình thức đấu tranh quyết liệt và phong phú, triệt để hơn. Câu 7: Nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào sau đây trong những năm 1954-1975? A. Tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô lớn. B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Làm nghĩa vụ hậu phương đối với Lào và Campuchia. D. Xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

2 đáp án
93 lượt xem

Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (Tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là A. "Đại hội xây dựng CNXH" B. "Đại hội kháng chiến thắng lợi" C. "Đại hội kháng chiến toàn dân" D. "Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc" __Câu 2: Mĩ chuyển sang chiến lược "VN hóa chiến tranh" (1969 - 1973) ở miền Nam Việt vì thất bại A. Trận Vạn Tường B. Của cuộc chiến "Chiến tranh cục bộ" C. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất D. Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 __Câu 3: cuối năm 1974 đầu năm 1975, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất của Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam là A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền sài gòn B. Miền bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến ở Miền Nam C. lực lượng thay đổi có lợi cho ta nhất là sau chiến thắng Phước Long D. quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam __Câu 4: Từ năm 1950 đến 1973, điểm khác biệt của Nhật Bản và các nước tây âu trong mối quan hệ ngoại giao với Mĩ là: A: Đối đầu cạnh tranh quyết liệt với Mĩ B: Liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ C: tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Mĩ D: Ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào Mĩ

2 đáp án
83 lượt xem