Câu 1: Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương A. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. B. thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ. C. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến. D. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Câu 2: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là A. Anh. B. Liên Xô. C. Pháp. D. Mỹ. Câu 3: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô là A. đối đầu. B. hợp tác. C. đối tác. D. đồng minh. Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava? A. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. Câu 5: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia A. Hội Liên Việt. B. các Hội Phản đế. C. Mặt trận Việt Minh. D. các Ủy ban hành động. Câu 6: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào? A. Việt Nam Quốc dân Đảng. B. Hội Hưng Nam. C. Hội Phục Việt. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 7: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang A. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất. B. giữ vững và phát triển thế tiến công. C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị. D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược. Câu 8: Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong A. Chính sách kinh tế mới (NEP). B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Chính sách cộng sản thời chiến. D. Luận cương tháng Tư. Câu 9: Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi A. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”. B. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm. C. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. D. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất. Câu 10: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỷ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Việt Nam? A. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. C. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. D. Tập trung phát triển công nghiệp nặng. Câu 11: Nội dung nào dưới đây là hệ quả của toàn cầu hóa? A. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế. B. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. C. Giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. D. Giải quyết triệt để những bất công xã hội. Câu 12: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia A. độc lập, có chủ quyền. B. độc lập trong Liên bang Đông Dương. C. dân chủ, có chủ quyền. D. tự do trong Liên bang Đông Dương. Câu 13: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là A. Đại hội kháng chiến toàn dân. B. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Đại hội kháng chiến thắng lợi. Câu 14: Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào? A. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức. B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn. D. Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn. Câu 15: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì? A. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới. B. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp. C. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam. D. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến. Câu 16: Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít. B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. C. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật. D. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. Câu 17: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) cóđặc điểm gì? A. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp. B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng. C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
2 câu trả lời
1.c
2.d
3.a
4.b
5.c
6.a
7.a
8.d
9.c
10.b
11.a
12.a
13.d
14.b
15.a
16.d
18.b
Câu 1:C. thiết lập thể chế quân chủ lập hiến.
Câu 2:. B. Liên Xô.
Câu 3:A. đối đầu
Câu 4:B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 5:C. Mặt trận Việt Minh.
Câu 6:A. Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 7:A. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
Câu 8:D. Luận cương tháng Tư.
Câu 9:C. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân
Câu 10:B. Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện.
Câu 11:A. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.
Câu 12:A. độc lập, có chủ quyền.
Câu 13: D. Đại hội kháng chiến thắng lợi.
Câu 14:B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 15:A. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mớ
Câu 16:D. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
Câu 17:B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.