Phân tích, đánh giá nghệ thuật ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1945 - 1975 thông qua các bản hiệp định, hiệp ước.

2 câu trả lời

$#KenTaa$

Sau đây là cá nhân gương tiêu biểu trong xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội: Đồng chí Tạ Văn Tính, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Sơn Đà (Ba Vì):

Trên cương vị của mình, những năm qua, anh luôn năng động, tận tụy với công việc, nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quân sự-quốc phòng.

anh cùng với tập thể Ban CHQS xã tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương sát với đặc điểm của địa phương, mang lại hiệu quả cao; tập trung giáo dục, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ dân quân thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Với vai trò là người “đầu tàu” LLVT xã, anh luôn chú trọng nâng cao chất lượng dân quân. Để làm tốt được điều đó, anh chịu khó tìm tòi, học hỏi và trăn trở: Làm thế nào để từng bước nâng chất lượng và hiệu quả hoạt động của dân quân theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, góp phần tích cực trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong công tác huấn luyện, anh chủ động xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, thông qua cấp trên phê chuẩn; phân công chuẩn bị bài giảng cho từng cán bộ và thông qua giáo án trước khi huấn luyện; chuẩn bị thao trường, mô hình, học cụ chu đáo; trực tiếp huấn luyện những nội dung về kỹ thuật, chiến thuật. Nhờ vậy, chất lượng huấn luyện dân quân được nâng lên rõ rệt. Qua huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, ý thức trách nhiệm trong công tác trực sẵn sàng chiến đấu, trong phối hợp cùng Công an xã tuần tra giữ gìn trật tự xã hội của lực lượng dân quân ngày càng được nâng lên.

 

Đặc biệt, anh luôn biết khai thác thế mạnh của mỗi dân quân, từ đó lựa chọn, phân công tham các nội dung tại Hội thao quốc phòng lực lượng Dân quân tự vệ giành thứ hạng cao. Tiêu biểu có thể kể đến như: Các đồng chí Trần Văn Thành, Lương Viết Duẩn, Nguyễn Thị Anh Vân khi tham gia hội thao ở các nội dung chạy vũ trang, ném lựa đạn xa trúng hướng, Bắn súng các tư thế luôn nằm trong tốp 3 của huyện. Đoàn vận động viên của xã cũng luôn giành giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn.

Tạ Văn Tính cùng với tập thể Ban CHQS xã chủ động phối hợp với Công an xã xây dựng kế hoạch tuần tra, bảo vệ các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trong năm, nắm chắc tình hình diễn biến ở địa phương; chỉ đạo các thôn đội trưởng, dân quân phối hợp chặt chẽ với Công an xã nắm tình hình báo cáo, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra; tích cực chỉ đạo lực lượng dân quân tổ chức trực phòng chống bão lụt 24/24 giờ, bảo đảm lực lượng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống; nắm và báo cáo tình hình bão lũ để ứng cứu kịp thời.

Trong thực hiện chính sách hậu phương quân đội, Tạ Văn Tính sâu sát, tỉ mỉ đến từng sự việc, từng con người, từng bộ hồ sơ, nhất là đối với các gia đình chính sách, thương, bệnh binh...

~Xin hay nhất~

Điểm nổi bật nhất trong ngoại giao của Đảng và Hồ Chí Minh giai đoạn này là chủ động đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ trong bối cảnh chúng ta chưa nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào trên thế giới. Thời điểm đó, có ý kiến cho rằng, Việt Nam đứng về phe dân chủ thì phải có Liên Xô giúp. Nhưng, khi đó Liên Xô chưa quan tâm đến chiến trường châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc thì đang bận đối phó với Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch. Cách mạng Trung Quốc cũng chưa thành công nên chúng ta không thể trông mong vào sự hỗ trợ của Cách mạng Trung Quốc. Lúc này, Pháp lại vừa bị Nhật lật đổ bằng cuộc đảo chính ngày 9/3/1945. Do vậy, chúng ta cũng không thể trông đợi gì ở lực lượng Cách mạng Pháp tiến bộ. Phát xít Nhật khi đó đã trở thành kẻ thù… Nhìn đi, nhìn lại, không có một lực lượng nào có đủ sức mạnh để giúp chúng ta, khi mà thực lực của Cách mạng Việt Nam còn rất nhỏ bé.

Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã biến ý tưởng táo bạo thành hành động cụ thể khi trực tiếp đưa viên Trung úy phi công Mỹ William Shaw (máy bay bị phát xít Nhật bắn rơi ở Cao Bằng) sang Vân Nam giao cho phe Đồng minh là Mỹ. Hồ Chí Minh muốn khẳng định với Mỹ rằng, trong thời điểm đó, trên đất nước Việt Nam chỉ có Mặt trận Việt Minh mới đủ năng lực phối hợp với Mỹ để đánh đuổi phát xít Nhật.

Sự kiện này thể hiện phong thái ngoại giao rất chủ động, rất chi tiết và có tầm nhìn xa của Hồ Chí Minh khi một vị lãnh tụ của một phong trào cách mạng đích thân dẫn một viên phi công Mỹ đi bộ từ Việt Nam sang Trung Quốc để tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với Mỹ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm