Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (Tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là A. "Đại hội xây dựng CNXH" B. "Đại hội kháng chiến thắng lợi" C. "Đại hội kháng chiến toàn dân" D. "Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc" __Câu 2: Mĩ chuyển sang chiến lược "VN hóa chiến tranh" (1969 - 1973) ở miền Nam Việt vì thất bại A. Trận Vạn Tường B. Của cuộc chiến "Chiến tranh cục bộ" C. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất D. Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 __Câu 3: cuối năm 1974 đầu năm 1975, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất của Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam là A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền sài gòn B. Miền bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến ở Miền Nam C. lực lượng thay đổi có lợi cho ta nhất là sau chiến thắng Phước Long D. quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam __Câu 4: Từ năm 1950 đến 1973, điểm khác biệt của Nhật Bản và các nước tây âu trong mối quan hệ ngoại giao với Mĩ là: A: Đối đầu cạnh tranh quyết liệt với Mĩ B: Liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ C: tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Mĩ D: Ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào Mĩ
2 câu trả lời
Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (Tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là
B. "Đại hội kháng chiến thắng lợi"
Câu 2: Mĩ chuyển sang chiến lược "VN hóa chiến tranh" (1969 - 1973) ở miền Nam Việt vì thất bại
B. Của cuộc chiến "Chiến tranh cục bộ"
Câu 3: cuối năm 1974 đầu năm 1975, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất của Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam là
C. lực lượng thay đổi có lợi cho ta nhất là sau chiến thắng Phước Long
Câu 4: Từ năm 1950 đến 1973, điểm khác biệt của Nhật Bản và các nước tây âu trong mối quan hệ ngoại giao với Mĩ là:
B: Liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ
Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (Tháng 2 - 1951) có ý nghĩa là: B. "Đại hội kháng chiến thắng lợi".
-> Vì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (Tháng 2 - 1951) đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
Câu 2: Mĩ chuyển sang chiến lược "VN hóa chiến tranh" (1969 - 1973) ở miền Nam Việt vì thất bại: B. Của cuộc chiến "Chiến tranh cục bộ".
-> Vì sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 3: Cuối năm 1974 đầu năm 1975, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất của Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam là: C. lực lượng thay đổi có lợi cho ta nhất là sau chiến thắng Phước Long.
-> Vì: Thứ nhất, sau Hiệp định Pari, Mĩ phải hết rút quân về nước -> so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng miền Nam; Thứ hai, thắng lợi ở trận Phước Long cùng với sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, và khả năng can thiệp trở lại của quân đội Mỹ rất hạn chế.
Câu 4: Từ năm 1950 đến 1973, điểm khác biệt của Nhật Bản và các nước tây âu trong mối quan hệ ngoại giao với Mĩ là: B. Liên minh ngày càng chặt chẽ với Mĩ.
-> Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật (tháng 9/1951), về sau được gia hạn nhiều lần.