ý nghĩa của tiêm vắc xin?các nhóm máu và sự truyền máu?

2 câu trả lời

Đáp án:Giải thích các bước giải:

Tiêm vaccine giúp cho người tiêm không bị bệnh và những người sống xung quanh cũng không bị lây bệnh.
- Nhờ có chủng ngừa mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế, thậm chí được thanh toán hoàn toàn.

Về bản chất việc tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.

Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch một khối lượng máu nhằm mục đích như sau:

Bù đắp lại số lượng máu đã mất, nâng cao huyết áp. Cầm máu vì máu truyền vào nó mang sẵn các yếu tố như fibrinogen, protrombine, tiểu cầu. Chống nhiễm khuẩn nhiễm độc vì nó cung cấp kháng thể và hemoglobin. Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh, khi máu đưa vào hệ thống tuần hoàn sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến mô và đưa những sản phẩm thoái hóa ở tế bào, mô, thận, phổi ra ngoài.

Nhóm máu A

Có các kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Đồng thời trong máu bệnh nhân có kháng thể “chống B”.

Nhóm máu B

Tương tự như trên, những người máu B sẽ có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Trong máu họ sẽ có kháng thể “chống A”. 

Nhóm máu AB

Những đối tượng này sẽ vừa có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt Hồng Cầu. Họ sẽ không có kháng thể chống A hay chống B trong máu.

Nhóm máu O 

Hồng cầu sẽ không có kháng nguyên A hay B trên bề mặt. Đồng thời có cả kháng thể chống A và chống B trong máu.

→Ý nghĩa của việc tiêm vắc xin :giúp phòng chống các virus ,bệnh ,tăng sức đề kháng cho chúng ta.

Các nhóm máu :

- Nhóm máu O (I) trên màng hồng cầu không có NKN còn trong huyết tương thì có cả NKT alpha và beta.
- Nhóm máu A (II) trên màng hồng cầu có NKN A còn trong huyết tương có NKT beta.
- Nhóm máu B (III) trên màng hồng cầu có NKN B còn trong huyết tương có NKT alpha.
- Nhóm máu AB (IV) trên màng hồng cầu có cả NKN A và B, còn trong huyết tương thì không có NKT nào cả.

→Sự truyền máu:Khi truyền  nhóm máu, NKT alpha hoặc beta gặp NKN A hoặc B thì sẽ xảy ra quá trình ngưng kết. Do đó các trường hợp sau xảy ra ngưng kết:    + Hồng cầu nhóm máu A gặp huyết tương nhóm máu B    + Hồng cầu nhóm máu B gặp huyết tương nhóm máu A    + Hồng cầu nhóm máu AB gặp huyết tương nhóm máu A hoặc B hoặc O    + Hồng cầu nhóm O không bị huyết tương nhóm máu nào làm ngưng kết cả

Câu hỏi trong lớp Xem thêm