Vùng biển Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế và xã hội
2 câu trả lời
+) Thuận Lợi"
- Biển cung cấp nguồn nước tưới dồi dào
- Đem lại nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú ( tôm, cá....)
- Nguồn lợi về khoáng sản: muối, dầu mỏ, khí đốt,...
- Có nhiều vịnh, nhiều vũng, hình thành những bãi biển đẹp
+) Kinh Tế:
- Gần bờ biển quốc tế nhằm phát triển kinh tế lẫn an ninh quốc phòng
- Thuận lợi giao lưu văn hóa, phong tục, xã hội,... với bạn bè quốc tế
- Trao đổi buôn nhập hàng hóa
- Đời sống nhân dân cải thiện hơn
+) Khó Khăn:
- Thường hay xảy ra nhiều thiên tai ( bão, gió mạnh.....)
- Hiện tượng ăn mòn,sóng thần gây thiệt hại lớn
- Bất đồng về chủ quyền các nước.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan trọng về quản lý rủi ro thiên tai trong những thập kỷ gần đây, các biện pháp này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước. Thông tin về nguy cơ và rủi ro kinh tế-xã hội còn phân tán và thường không đầy đủ. Việc thiếu hướng dẫn, thực thi, năng lực và kinh phí đã gây ra nhiều hạn chế trong việc lập quy hoạch không gian, lập quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng an toàn cũng như bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng một cách có hệ thống.
Ví dụ, báo cáo cho thấy 2/3 hệ thống đê biển của Việt Nam, trải dài hơn 2.659 km, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Ở nhiều tỉnh, ngay cả tiêu chuẩn được quy định cũng không đủ mạnh để trở thành biện pháp bảo vệ cần thiết. Các hệ thống dựa vào tự nhiên có thể thúc đẩy khả năng thích ứng của vùng ven biển nhưng lại không được đánh giá cao và đang chịu ngày càng nhiều áp lực từ hoạt động phát triển và khai thác quá mức. Hoạt động phát triển du lịch trên bờ và nuôi trồng thủy sản đang làm suy giảm chức năng bảo vệ của các hệ thống cồn cát ven biển và làm xói lở bờ biển thêm trầm trọng. Và mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc quản lý những rủi ro thiên tai còn lại, rủi ro đang lớn dần lên có nghĩa là Việt Nam phải tăng cường hơn nữa hệ thống tài chính phòng chống, cứu trợ và ứng phó với thiên tai.