Viết đoạn văn cảm nhận về tâm trạng của nhà tù cách mạng trong 4 câu thơ cuối bài thơ "Khi con tu hú". `->` Đầy đủ, chi tiết và không sao chép dưới bất kì hình thức nào ạ.
2 câu trả lời
Nếu như những câu thơ đầu của bài thơ miêu tả không khí mùa hè thật sôi nổi rạo rực được tác giả chỉ ra thì đến bốn câu thơ cuối này đã nói lên được tâm trạng của người chiến sĩ trong tù thật bức bối,ngột ngạt muốn thoát khỏi thực tại khi ngoài kia là cuộc sống tràn đầy sự hào hứng,tự do.Đến đây người đọc mới cảm nhận được rằng,tuy thế giới bên ngoài tràn đầy sức sống niềm vui thì đến với thực tại người chiến sĩ cách mạng đang ở trong tù lại càng muốn thoát li khỏi chốn tù ngục đày đọa này,chỉ muốn sống thật tự do,hạnh phúc.Sự ngột ngạt đến mức khó chịu ''muốn đập tan phòng'' hay từ cảm thán ''ôi'',''thôi'',niềm uất hận,sự bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”.Chính vì vậy mà cho dù bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.Qua bài thơ ''Khi con tu hú'' ta có thể thấy được rằng bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này,của cái hiện thực thiếu đi tự do,khó chịu.Cũng đơn giản và đúng thôi,thế giới thiên nhiên ở bên ngoài thật sự trong lành và tươi đẹp,sau mỗi lần mệt mỏi hay áp lực thì con người sẽ giải tỏa bằng cách ngắm nhìn vẻ đẹp mà đất trời ban tặng,của đất nước xinh đẹp!Là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học thật tốt,trở thành một người công dân góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương,đất nước ngày càng giàu đẹp.
[Xin 5*,cảm ơn và hay nhất]
Qua bốn câu thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối.Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt.Ngoài ra cái ngột ngạt ở đây còn là tâm trạng tù túng khi bị giam cầm trong nhà lao. Tiếng tu hú ngoài kia như thôi thúc tinh thần chiến đấu của cả dân tộc, còn bản thân tác giả đang phải ở trong này chịu cảnh lao tù. Tinh thần và ý chí muốn được ra ngoài kia để vẫy vùng, thế nhưng thực tại lại bị giam cầm trong xiềng xích.Có thể nói đây là thực cảnh hết sức thống khổ của tác giả khi không được tự do về thể xác, khiến tinh thần dù muốn thoát ra nhưng vẫn bị lao tù kéo lại. Muốn đập tan xiềng xích nhưng lại không thể làm theo điều mình muốn, tự do bản thân lại do người khác nắm giữ.Tiếng chim tu hú, tiếng kêu của sự tự do, thôi thúc ngọn lửa lý tưởng bùng cháy lên dữ dội. Tuy thân thể ở trong lao tù, nhưng tinh thần vẫn ở ngoài kia, không bao giờ bị dập tắt. Đây có thể coi là cuộc vượt ngục từ bóng tối ra ánh sáng, khi cái tôi cá nhân hòa vào cái tôi của cả dân tộc.