Viết truyện tranh về một vị anh hùng lịch sử trung quốc Chỉ cần viết tóm tắc thôi nhé

2 câu trả lời

Triệu Vân, tự Tử Long, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là công thần khai quốc nhà Thục Hán, là một vị tướng võ nghệ dũng mãnh, có mưu lược và tận trung vì nước, được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là "Hổ uy tướng quân. Ông sinh  16/1 và mất vào 11/229 tại Hán trung.

Mị Nguyệt vốn là công chúa nước Sở, từ nhỏ vốn thông minh, can đảm nên được vua cha rất mực yêu thương. Tuy nhiên, nàng lại bị hoàng hậu và các thế lực trong hậu cung xem thường vì xuất thân của mình.

Mị Nguyệt từ nhỏ đã khổ cực nhưng lại được các quan đại thần quan tâm, cử công tử Hoàng Yết hỗ trợ, giúp đỡ cho việc học của Mị Nguyệt. 2 người trở thành thanh mai, trúc mã, rất tài giỏi và đẹp đôi.

Nhưng mối tình của họ không thành vì bị Uy Hậu cản trở, ép Hoàng Yết phải cưới một công chúa khác. Mị Nguyệt và Hoàng Yết cùng lên kế hoạch bỏ trốn. Được sự giúp đỡ của Thái Tử, Hoàng Yết bỏ trốn trước ngày cưới với Mị Nhân còn Mị Nguyệt bồi giá theo đám cưới của Mị Xu qua nước Tần.

2. Mị Nguyệt tại Tần Quốc

Mị Nguyệt và Hoàng Yết hẹn nhau gặp lại ở biên giới nước Tần nhưng mọi chuyện lại xảy ra ngoài dự tính. Đoàn xe đưa dâu của nước Sở bị tấn công, Mị Nguyệt vì cứu Mị Xu mà giả dạng thành chị, bị quân giặc bắt. Hoàng Yết đuổi theo cứu Mị Nguyệt, bị rơi xuống vực sâu và mọi người nghĩ rằng chàng đã mất.

Mị Nguyệt bị giam trong doanh trại của quân Nghĩa Cừ. Nghĩa Cừ Vương thích cô nên không giết và để cô khá tự do. Tại đây, cô gặp và nhận nuôi Bạch Khởi.

Tần Vương cử Trương Nghi làm thuyết khách đến chuộc lại Mị Nguyệt. Trương Nghi là một mưu sĩ tài năng, là một trong những thuyết khách tài giỏi số 1 thời đó. Không còn Hoàng Yết, Mị Nguyệt ở lại trong cung, chọn cuộc sống trầm lặng và xa cách với các thế lực khác, đồng thời với tài trí của mình, Mị Nguyệt giúp Mị Xu đứng vững ngôi Hoàng Hậu trong hậu cung đầy phức tạp của vua Tần.

Tần Vương mặc dù cũng thinh thích Mị Nguyệt lúc còn ở nước Sở nhưng ông luôn tôn trọng mối tính của Mị Nguyệt và Hoàng Yết. Tại Tần Quốc, tài trí của Mị Nguyệt càng nổi trội hơn các nữ nhân khác nhưng vì là người có tu dưỡng nên Tần Vương cũng không hề bắt ép gì cô.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh sủng, Mị Nguyệt bị đẩy tới đường cùng phải cầu cứu Tần Vương. Tần Vương dành thời gian để cô dần nguôi ngoai chuyện của Hoàng Yết và dần trở thành Mị Bát Tử, người được ông sủng ái nhất và cũng là cộng sự đắc lực của ông.

Cũng vì điều đó mà Mị Nguyệt bị Mị Xu ganh ghét và nhiều lần tìm cách hãm hại. Nhờ may mắn cộng với sự giúp đỡ của những người thân cận, Mị Nguyệt đều vượt qua. Tiểu Nhiễm được cử theo Tư Mã Thác lên chiến trận học tập, trở thành một tướng tài. Mị Nguyệt cũng sinh hạ công tử Tắc – một công tử thông minh, tài đức và rất được yêu mến.

Tần Vương có ý nhường ngôi cho công tử Tắc nhưng Mị Nguyệt không nhận. Nguyên nhân là vì cô biết tự lượng sức mình và con trai, không đủ lực để giữ vững được ngai ấy. Cuối cùng dưới sức ép của 2 đại thần đứng về phía Mị Xu, ngôi vị được truyền cho công tử Đãng – con trai Mị Xu hoàng hậu. Nhưng Tần Vương cũng biết người này bất tài, lỗ mãn, nên trước khi mất làm một di chiếu nhường ngôi cho công tử Tắc gửi cho chị gái cất giữ.

Sau khi Tần Vương qua đời, Mị Xu đày Mị Nguyệt cùng thân quyến đến Bắc Yến xa xôi lạnh giá, chịu đói chịu rét.

Công tử Đãng lên ngôi vua. Triều chính không lo mà chỉ lo đấu vật cùng các thú vui khác khiến các vị trung thần vô cùng thất vọng. Cuối cùng chết trẻ vì thích chơi ngông. Triều chính rối loạn, các Công tử còn lại tranh giành quyền nối dõi. Theo di chiếu của Tần Vương, các đại thần và Doanh phu nhân lén đi đón mẹ con Mị Nguyệt về.

Vượt qua bao nhiêu đòn tấn công, Mị Nguyệt với sự giúp đỡ của các đại thần thân cận ngày trước và Nghĩa Cừ Vương, đã đưa con trai Doanh Tắc lên ngôi đồng thời bản thân nắm quyền nhiếp chính cho đến khi con trai đủ tuổi.

Mị Nguyệt được xưng tụng là Thái Hậu, tức mẹ vua. Từ đó về sau, mẹ vua phong kiến ở Trung Quốc đều được gọi là Thái Hậu. (Trước đây gọi theo tên vua đã băng hà).

Với sự thông minh cùng tài năng chính trị, quân sự tuyệt vời, Mị Nguyệt đã giúp nước Tần từ chỗ bị các nước vây hãm tấn công, phải cắt đất hòa hảo, đến khi lấy lại được những gì đã cắt đi, xây dựng nước Tần trở nên hùng mạnh, đứng đầu lục quốc.

Mị Nguyệt cùng với Nghĩa Cừ Quân là nhân tình, có thêm 1 người con trai nữa (theo phim, nhưng theo lịch sử là 4). Tần Vương Doanh Tắc luôn phản đối mối quan hệ này. Đến cuối cùng, sau nhiều biến cố, Nghĩa Cừ Vương bị mai phục và bị giết ngay tại Chánh điện. Mị Nguyệt vì quá đau lòng mà một thời gian ngắn sau tóc bạc, mắc phải chứng hay quên.

3. Mối tình dang dở của Mị Nguyệt và Hoàng Yết trong Mị Nguyệt truyện

Còn về Hoàng Yết, sau khi bị rớt xuống vực vẫn còn sống. Ông lưu lạc đến một nơi xa xôi nhưng lại quyết tâm đến Tần Quốc tìm Mị Nguyệt. Nhưng lúc này Mị Nguyệt đã mang thai Doanh Tắc. Sau này Mị Nguyệt đến Yến Quốc,  Hoàng Yết lại một lần nữa đi tìm. Nhưng cũng là lúc nước Tần lâm nguy, Dung Nhuế mang theo di chiếu của Tần Vương, Mị Nguyệt mang trọng trách cứu giúp nước Tần, không thế đi cùng Hoàng Yết.

Sau này, Mị Nguyệt cùng Nghĩa Cừ Vương nên duyên, Hoàng Yết lại làm sứ giả của nước Sở đến nước Tần, hai người vui mừng gặp lại nhưng lại làm Nghĩa Cừ Vương ghen, nên Hoàng Yết cũng sớm rời đi. Đến cuối cùng, Mị Nguyệt 3 lần đều không được ở bên Hoàng Yến. Mỗi tình của họ dở dang.

Đến cuối đời, trong lúc đau buồn vì cái chết của Nghĩa Cừ Vương, Đại thần Dung Nhuế đã tìm thấy một người có ngoại hình giống y Hoàng Yết. Người này vào cung bầu bạn với Mị Nguyệt giúp bà quên đi nỗi buồn và vui vẻ trở lại. Tuy nhiên, vì tuổi già bà vẫn hay nhầm lẫn người này với Hoàng Yết. Đây có lẽ là điều duy nhất có thể an ủi bà.

Mị Nguyệt đã chuẩn bị cho lăng mộ của mình trước khi qua đời. Bà đã cho xây những tượng bằng đất nung các tướng sĩ của các nước để trong lăng mộ.

Mị Nguyệt qua đời, con trai Doanh Tắc là một vị vua tài đức.