Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài sau: Giới thiệu về đình Hương Canh (Vĩnh Phúc)

2 câu trả lời

Đình Hương Canh xưa thuộc huyện xã Hương Canh, huyện An Lãng, Phủ Tam Đái, Trấn Sơn Tây (xứ Đoài), nay là thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ cách Hà Nội chừng 40km về phía Tây Bắc.

Từ xa xưa Hương Canh đã nổi danh xứ Đoài về sự trù phú và danh giá, từng có câu ca dao cổ đời Lê ca ngợi vùng đất này:

Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi

Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh

Cũng chính bởi thế tại Hương Canh đã có rất nhiều công trình văn hóa với quy mô to lớn dầy về kiến trúc, dầy đặc về mật độ còn được gìn giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Cho đến những năm cuối thế kỷ XX vẫn còn lại 3 đình lớn và 3 ngôi chùa cổ. Nhưng có lẽ trong các công trình ấy được nhắc tới  nhiều và ca ngợi hơn cả là Đình Hương Canh.

Hiện nay tại đình không còn niên biểu ghi lại chính xác niên đại , tuy nhiên căn cứ vào nghệ thuật kiến trúc và những khảo tá trong dân gian lại thì đình được xây vào cuối thế kỷ 17- đầu thế kỷ 18 thời Hậu Lê.

Đình Hương Canh có kiến trúc hình chữ Vương, gồm ba toàn Tiền Tế, Trung Tế (Đại đình) và Hậu cung đây cũng là kiểu kiến trúc chung của cụm di tích 3 đình Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh tạo thành cụm đình Tam Canh độc đáo.

Phần tiền tế của đình gồm 3 gian, có mái được xây dựng theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Các bờ nóc, đầu đao được các nghệ nhân trang trí rất công phu tinh xảo.

Tòa Đại đình dài 26m, rộng 13,5m có rất nhiều bức chạm trổ hết sức tinh vi đặc biệt nhất là những bức chạm trên ván gió. Với 15 bức chạm lớn nhỏ được ghép thành 6 mảng lớn ở trong đình, các bức chạm toát lên tinh thần miêu tả không khí vui tươi của ngày hội làng, nhiều bức đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đình làng Việt Nam. Như các bức: “Bơi chải”, “Đi săn” “Đánh vật”., “Cưỡi long dự hội”…

Đình Hương Canh thờ sáu vị thành hoàng là những nhân thần triều nhà Ngô, gọi là Lục vị thành hoàng trong đó có con cả của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập phong là Thiên Sách Hoàng Đế, con thứ Ngô Xương Văn được phong là Quốc Vương Thiên Tử và Đỗ Cảnh Thạc là tướng của Ngô Quyền, cùng 3 nhân vật khác được phối thờ là Linh Quang Thái Hậu, Khả Lã Nương Nương và Thị Tùng Phu Nhân.

Căn cứ vào tài liệu thống kê của Viện Viễn Đông Bác Cổ (1938), đình Hương Canh có 26 đạo sắc phong được phong từ đời Hậu Lê tới cuối đời Nguyễn nhưng do những biến cố lịch sử trong thời gian kháng chiến chống Pháp (1949-1954) nên tất cả những sắc phong nay đã không còn và đáng tiếc không còn bản sao ở các thư viện lưu trữ quốc gia.

Không chỉ thờ thành hoàng làng, hai gian cạnh của đình có hai ban thờ khác. Bên tả thờ những bậc tiên hiền của làng gọi là ban ‘Tiên Hiền Quan’. Bên hữu thờ các nghĩa sĩ của làng đã hy sinh trong hai lần chống giặc Thằng Què (Nguyễn Danh Phương) năm 1750 và quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc năm 1884. Ban thờ bên hữu đó gọi là “Ban Trung Hồn Quan”

Theo tư liệu sưu tầm tại địa phương, và lời kể bậc cao niên trong làng, xưa kia đình Hương Canh vẫn ở vị trí hiện nay nhưng nền thấp, đình lại ở gần bờ sông Cánh hơn cả so với các công trình khác vì thế nhiều năm nước to đều ngập sàn đình. Chính vì thế, năm 1925, cụ trùm nước ba làng Cánh là cụ Nguyễn Khắc Lâm (1884-1944) đã huy động nhân dân lên táng ngôi đình và đổ đất nền lên cao tới 1.5m vì thế đình có địa thế cao như hiện nay . Trong lần trùng tu này người làng đã sửa gọn tòa tiền tế thành phương đình hai tầng tám mái nguy nga lỗng lẫy. Ngày 14, 15 tháng Hai hàng năm là ngày lễ hội tế thành hoàng tại được tổ chức cùng ngày với các đình tại ba làng Tam Canh .Ngoài ngày đại tế các kỳ tế lễ khác như Rằm Tháng 7 , Hạ Điền và hai kỳ giỗ trận đều được tế lễ các đình với quy mô nhỏ hơn nhưng đều nay đều thất truyền hết cả.

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nghệ thuật kiến trúc đình Hương Canh đã được người Pháp đánh giá là một trong những công trình văn hóa có giá trị. Viện Viễn Đông Bác Cổ đã tiến hành nghiên cứu và chụp  ảnh tư liệu tại nơi đây, hiện còn lưu trữ  ở thư viện viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội nhưng chưa được sưu tầm hết.

Ngày 18-10-1964, đình Hương Canh được Bộ Văn Hóa xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, riêng phần chạm khắc được liệt vào loại A

Từ năm 2007 đến 2010 đình đã được được Bộ VHTT & Du lịch tiến hành trùng tu với quy mô lớn từ nguồn ngân sách quốc gia đã cơ bản cải tạo vấn đề xuống cấp do thời gian và phục dựng được tòa hậu cung đã bị dỡ bỏ năm 1964.

Mở bài :

Đình Hương Canh xưa thuộc huyện xã Hương Canh, huyện An Lãng, Phủ Tam Đái, Trấn Sơn Tây (xứ Đoài), nay là thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ cách Hà Nội chừng 40km về phía Tây Bắc.

Từ xa xưa Hương Canh đã nổi danh xứ Đoài về sự trù phú và danh giá, từng có câu ca dao cổ đời Lê ca ngợi vùng đất này:

Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi

Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh

 -Kết bài:

Ngày 18-10-1964, đình Hương Canh được Bộ Văn Hóa xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, riêng phần chạm khắc được liệt vào loại A

Từ năm 2007 đến 2010 đình đã được được Bộ VHTT & Du lịch tiến hành trùng tu với quy mô lớn từ nguồn ngân sách quốc gia đã cơ bản cải tạo vấn đề xuống cấp do thời gian và phục dựng được tòa hậu cung đã bị dỡ bỏ năm 1964.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước