Viết một đoạn văn khoảng 7-9 câu theo phương pháp lập luận tổng- phân – hợp nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép (chú thích rõ kiến thức Tiếng Việt được sử dụng ). Mình cần gấp giúp mình với Yêu cầu là không được chép mạng

1 câu trả lời

Nhân vật cụ Bơ-men đã được tác giả O Hen –ri khắc họa thành công trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, ,công việc hàng ngày của cụ là làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Suốt 40 năm trong nghề, cụ ao ước tạo ra một kiệt tác nhưng chưa thành hiện thực. Có thể nói cụ là một con người thất bại trong sự nghiệp nhưng lại chan chứa một tình yêu thương với những con người đồng cảnh ngộ. Một trong số đó chính là Xiu và Giôn-xi. Khi biết Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cụ đã lên thăm cô. Nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi, cụ đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ và nhạo báng của mình đối với nhưỡng chuyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”.Khi cùng Xiu lên thăm Giôn-xi, “họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa số nhìn cây thường xuân. Pồi họ nhìn nhau một lát và chẳng nói năng gì.” Qua đó, ta có thể thấy cụ thực sự lo lắng cho cuộc sống của cô (Trong cái nhìn lặng lẽ chẳng nói năng gì, và sau đó trong dáng ngồi lặng lẽ làm mẫu cho Xiu vẽ, hình như trong thâm tâm cụ đang ấp ủ một dự định nào đó...). Quả đúng như vậy, cụ không chỉ lo lắng cho Giôn-xi mà cụ còn tìm cách cứu sống cô..  Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ  của chiếc đèn bão cầm tay, cụ Bơ-men đã dồn hết tâm lực và tài năng để vẽ lên một chiếc lá. Ôi, tình yêu thương, tấm lòng cao thượng mà cụ dành cho Giôn-xi thật đáng quý biết bao! Cuối cùng, cụ đã chết vì bị bệnh sưng phổi. Cụ lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi, Với cụ, cái chết không phải chấm hết mà là sự bắt đầu cho cuộc sống mới. Nó đã khiến cho con người cạn kiệt sức sống là Giôn-xi được hồi sinh. Chiếc lá dũng cảm không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà nó được vẽ bằng cả tâm hồn khát vong, tình thương bao la và lòng hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Tuy người nghệ sỹ đã ra đi vĩnh viện nhg đẻ lại một kiệt tác. Đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên và cuối cùng của Bơ-men, một kiệt tác duy nhất để lại cho đời như cụ đã hằng ước mơ. Hành động của cụ Bơ-men thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của một người giàu lòng nhân ái, cao thượng, hết lòng vì người khác. Bơ-men xứng đáng là một nghệ sĩ chân chính, sáng tạo nghệ thuât vì cuộc đời, vì cuộc sống con người. Qua đó, từ câu chuyện về chiếc lá thường xuân của cụ Bơ-men, tác giả đã gợi ra một triết lí nghệ thuật chân chính: một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thực sự phải là tác phẩm sáng tạo vì cuộc sống con người. Bằng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần, thủ pháp giấu kín sự việc,....nhà văn O Hen-ri đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc về tình yêu thương, đức hi sinh cao cả của cụ Bơ men đồng thời làm sáng lên quan điểm: “Nghệ thuật vì nhân sinh”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước