viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa quan trọng việc bảo vệ môi trường sống,trong đó một đoạn văn sử dụng câu cầu khiến

2 câu trả lời

chúc bạn học tốt

Gửi các con, trẻ em của thế giới hôm nay và mai sau,

Cách đây 30 năm, trong bối cảnh trật tự thế giới thay đổi – sự sụp đổ của Bức tường Berlin, sự tuy tàn của chế độ phân biệt chủng tộc apartheid, sự ra đời của mạng lưới toàn cầu world wide web – thế giới đã đoàn kết lại để bảo vệ trẻ em và tuổi thơ của các con. Mặc dù phần lớn những bậc cha mẹ thời kỳ đó đã lớn lên dưới sự lãnh đạo của những chế độ độc tài hay những chính phủ thất bại, họ vẫn hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều cơ hội hơn và nhiều quyền được thực hiện cho con em của mình. Vì vậy, khi các vị lãnh đạo toàn cầu đoàn kết lại vào năm 1989 trong một dịp rất hiếm hoi nhằm đưa ra một cam kết mang tính lịch sử đối với trẻ em thế giới để bảo vệ và thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, chúng ta có một sự hi vọng thực sự cho thế hệ mai sau.

Chúng ta đã đạt được những bước tiến gì? Ba thập kỷ sau khi Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em ra đời, mặc dù dân số thế giới bùng nổ, chúng ta đã giảm gần 40% số trẻ em không được đi học tiểu học. Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm hơn 100 triệu em. Cách đây ba thập kỷ, bệnh bại liệt đã gây tổn thương cơ thể hoặc cướp đi mạng sống của gần 1000 trẻ em mỗi ngày. Ngày nay, chúng ta đã xóa bỏ được 99% ca bệnh bại liệt. Đằng sau những tiến bộ này là rất nhiều can thiệp – vắc xin, dung dịch bù nước bằng đường uống và dinh dưỡng tốt hơn – đây là những can thiệp thiết thực và hiệu quả về chi phí. Sự phát triển của công nghệ số và di dộng cùng với những đổi mới sáng tạo khác đã khiến việc cung cấp những dịch vụ quan trọng tới các cộng đồng vùng sâu vùng xa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, mở ra nhiều cơ hội hơn.

Tuy nhiên, nghèo, bất bình đẳng, phân biệt đối xử và khoảng cách vẫn tiếp tục là rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ quyền trẻ em mỗi năm, vì 15.000 trẻ em dưới 5 tuổi vẫn tử vong mỗi ngày, chủ yếu vì những bệnh có thể chữa trị được và từ những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Chúng ta cũng đang phải đối mặt với số trẻ em thừa cân đang tăng lên một cách đáng báo động, trẻ em gái bị mắc bệnh thiếu máu. Tình trạng phóng uế bừa bãi và tảo hôn tiếp tục đe doạ sức khỏe và tương lai của trẻ em. Mặc dù số trẻ em đi học cao hơn bao giờ hết, chúng ta vẫn còn gặp nhiều thách thức và chưa đạt được giáo dục có chất lượng. Đến trường chưa hẳn đã đồng nghĩa với học tập; hơn 60% trẻ em tiểu học ở các quốc gia đang phát triển vẫn chưa đạt được trình độ thông thạo tối thiểu và một nửa số thanh thiếu niên trên thế giới phải đối mặt với bạo lực trong và xung quanh trường học, vì thế dường như trường học vẫn chưa phải là một nơi an toàn. Xung đột tiếp tục là cản trợ sự bảo vệ, y tế và tương lai mà trẻ em xứng đáng được hưởng. Danh sách những thách thức trong việc thực hiện đầy đủ quyền trẻ em vẫn còn dài.

Và thế hệ của những trẻ em của thế giới hôm nay, đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức mới và thay đổi toàn cầu mà thế hệ của cha mẹ các con không thể tưởng tượng được. Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn chúng ta có thể nhận thấy. Bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc. Công nghệ đang làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Ngày nay, số lượng các gia đình di cư nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Tuổi thơ của trẻ em đã thay đổi, và chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận của chúng ta trong bối cảnh mới này.

Nếu chúng ta đã nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, chúng ta cũng cần phải nhìn về tương lai, 30 năm tới. Chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của trẻ em – trẻ em và thanh thiếu niên của thế giới hôm nay – về những vấn đề mà các con quan tâm nhất và bắt đầu hợp tác cùng với các con để tìm ra những giải pháp thế kỷ 21 nhằm giải quyết những vấn đề của thế kỷ 21.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm