Viết đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu phân tích 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng

2 câu trả lời

Âm thanh tiếng chim là thứ đầu tiên mà tác giả ca,r nhận được. Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Phải chăng tiếng gọi ấy như đánh thức trong tâm hồn người thanh niên niềm khao khát tha thiết đang sum họp với đồng đội, bạn bè cũng như nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo khi ông đang muốn đem tất cả nhiệt huyết cả thanh xuân mà cống hiến cho Cách mạng ?.Tố Hữu  bất chợt thấy mọi âm thanh của sự sống ngày hè đang ngay gần bên khung cửa, đó là những âm thanh mang tính tượng trưng cho mùa hè. Ông thấy được tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao.Và không chỉ vậy, tiếng chim tu hú kia còn đánh thức hết thảy mọi giác quan của Tố Hữu. Ông như đang nhìn thấy những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè. Nào là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân "nắng đào" hồng tươi, nào là bầu trời xanh thẳm, biêng biếc xanh… Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà thơ mới hình dung ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến như vậy. Đó là những mùa hè mà chàng thanh niên mười tám còn được sống tự do giữa gia đình, bè bạn, đồng bào, đồng chí thân thương. Như vậy, sáu câu thơ đã vẽ ra bức tranh mùa hè thật yên bình, tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng.

Tiếng chim tu hú gọi bầy mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu là thanh âm quen thuộc nơi làng quê mỗi độ hè về đánh thức các giác quan của người chiến sĩ trong cảnh ngục tù. Cùng với tiếng chim tu hú rộn ràng là tiếng ve râm ran, tiếng sáo diều ngân nga tấu nên bản giao hưởng tươi vui. Những âm thanh ấy đã mở ra một bức tranh mùa hè thật rực rỡ với hai gam màu chủ đạo: Màu vàng óng của lúa chín, vàng ngọt của trái cây vào độ chín, vàng tươi của nắng hè, của sân bắp cùng với đó là màu xanh um của vườn cây sum suê, xanh dương của bầu trời trong trẻo… Hai gam màu ấy đã phủ lên làng quê, trù phú, đầm ấm. Bức tranh được hiện lên trên một không gian như vô tận, rộng rãi và khoáng đạt, bao la và mênh mông. Không chỉ vậy, người đọc còn cảm nhận được hương vị ngọt ngào của trái cây đang vào mùa thu hoạch. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ liệt kê cùng nhịp thơ lục bát uyển chuyển, nhẹ nhàng, mỗi lần phép liệt kê xuất hiện là một nét vẽ khiến bức tranh mùa hè trở nên sống động, có hồn hơn. Có thể nói, qua khổ thơ, độc giả có thể thấy tác giả đã mở lòng mình, cảm nhận vẻ đẹp của mùa hè bằng nhiều giác quan và đặc biệt với bằng cả niềm yêu thiên nhiên thiết tha và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để vẽ nên một bức tranh rộn ràng, tràn trề nhựa sống.