viết đoạn văn ngắn chứng tỏ tình cảnh đáng thương của ông đồ Làm giúp em nha
2 câu trả lời
Tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ lùi dần vào dĩ vãng, để lại cho chúng ta những niềm tiếc thương, hoài niệm. Bắt nguồn từ cảm hứng ấy, Vũ Đình Liên đã viết lên Ông đồ - một tác phẩm chứa đựng sự hoài cổ, day dứt về một lớp người đã từng vang bóng một thời.
Ông đồ là những nhà nho, thi cử không đỗ đạt làm quan mà nhận dạy chữ Thánh hiền. Ông đồ xuất hiện trong bài thơ của Vũ Đình Liên là một người như thế! Ông xuất hiện mỗi độ hoa đào nở, cùng với giấy đỏ và nghiên mực, bút lông viết những câu đối chúc mừng năm mới. Ông đã có những ngày tháng vang danh khi Nho học còn được trọng vọng. Người người nhà nhà đều đến xem, đến thuê ông đồ viết những đặt chữ, câu đối "rồng bay phượng múa" mang về nhà như một điều may mắn.
Thế nhưng, khi phương Tây ào tới như một cơn gió, mang theo những lớp văn hóa mới lạ thì ông đồ chính thức bị gạt khỏi xã hội. Nho học bị lụi tàn, ông đồ trở thành một kẻ thừa trong xã hội, "qua đường không ai hay", dù ông vẫn ngồi đó, giữa phố đông đúc người qua lại. Câu hỏi "người thuê viết nay đâu?" cất lên trong sự ngơ ngác, tiếc nuối, cảm thương của Vũ Đình Liên dành cho lớp Nho sĩ cuối mùa này. Ông đồ buồn bã, ngắm dòng người qua lại trong nỗi sầu vô tận. Nỗi buồn, nỗi sầu ấy của ông thấm sang cảnh vật, thấm sau cái nỗi buồn tê tái của nhân tình thế thái:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
Dưới cơn mưa xuân bay bay, ông đồ già ngồi nhìn dòng người qua lại, nhớ lại dĩ vãng đã qua, lẻ loi, cô đơn, buồn tủi. Từng chiếc lá vàng chao lượn, cơn mưa bụi giăng giăng khắp lối, giăng kín cả lòng người một nỗi buồn thê lương:
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"
Vài dòng thơ ngắn ngủi nhưng lại gợi ra biết bao điều, từ nỗi buồn thương, đến sự hoài tưởng, hoài niệm, đến cả nỗi xót xa khiến cho lòng người thêm nuối tiếc.
Khép lại bài thơ là một câu hỏi, đọc lên nghe mà xót xa vô cùng:
"Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm lâu
Hồn ở đâu bây giờ?"
Hoa đào nở đã đỏ thắm nhưng ông đồ xưa nay đã vắng bóng xa xôi. Thương cho ông đồ, thương cho lớp người cũ đã lùi vào dĩ vãng và lớp văn hóa từng vàng son một thời. Niềm cảm thương ông đồ của Vũ Đình Liên cũng là niềm cảm thương sâu sắc của mỗi chúng ta đối với lớp thầy đồ xưa cũ. Ngôn từ giàu hình ảnh, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, ... đã làm nên một Ông đồ thành công.
Tác phẩm Ông đồ chứa chan niềm cảm thương sâu sắc của tác giả với một thời quá khứ vàng son và đó cũng là một tác phẩm tạo nên dấu ấn riêng đậm nét của "tên ông"
học giỏi nha bro
Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh 4.0 lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên cường bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc lõng. Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ. Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người. Quá khứ vàng son của ông đồ lâu nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc lõng giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NGỮ VĂN
NẾU ĐƯỢC THÌ CHO MÌNH XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT Ạ
$#Quangthiteo123$